Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 27)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nƣớc về công tác PC HIV/AIDS

1.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác PC HIV/AIDS

Trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đƣợc Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức xã hội, đoàn thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng tích cực triển khai, tổ chức thực hiện.

Ngay từ những năm đầu xuất hiện dịch HIV/AIDS tại Việt Nam, ngày 11/3/1995, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khoá VII đã ban hành Chỉ thị 52-

CT/TW “về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS”. Lúc đề ra Chỉ thị này, cả nƣớc mới có 2.280 trƣờng hợp nhiễm HIV, trong đó 131 ngƣời chuyển sang giai đoạn AIDS và 53 ngƣời trong số đó đã chết. Bản Chỉ thị đã khẳng định:

“Đảng và Nhà nƣớc ta sớm nhận thấy nguy cơ của nhiễm HIV/AIDS, coi phòng, chống AIDS là một nhiệm vụ ƣu tiên”. Theo đó, các nhiệm vụ chủ yếu đƣợc xác định trong phòng, chống dịch bệnh này bao gồm:

- Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, đặc biệt là thanh thiếu niên; tuyên truyền cho mọi cơ quan, đoàn thể, tầng lớp nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình và tự giác, chủ động tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Lãnh đạo các cơ quan chính quyền, cơ quan y tế khẩn trƣơng giải quyết các yêu cầu về bảo đảm an toàn, vô trùng trong các dịch vụ y tế, đặc biệt các dịch vụ có quan hệ đến máu. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống TNXH, trƣớc hết là chống nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý và nạn mại dâm.

- Tổ chức chỉ đạo tập trung thống nhất, ăn khớp của uỷ ban nhân dân, huy động rộng rãi và phối hợp chặt chẽ hoạt động của các cơ quan, đoàn thể theo một chƣơng trình chung do chủ tịch hoặc phó chủ tịch uỷ ban nhân dân trực tiếp phụ trách.

Chỉ thị 52-CT/TW ra đời đã tạo cơ sở chính trị quan trọng cho việc xây dựng nhiều văn bản pháp quy về phòng, chống HIV/AIDS nhƣ: Pháp lệnh PC AIDS của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội; Nghị định số 34-NĐ/CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh; các quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; các quyết định của Bộ trƣởng các bộ, của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc... Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở nƣớc ta.

Sau hơn 10 năm thực hiện, mặc dù Chỉ thị 52/CT-TW vẫn còn giá trị về mặt định hƣớng chỉ đạo, nhƣng thách thức và những vấn đề thực tiễn đang đặt

ban hành một chỉ thị mới là hết sức cần thiết, để tiếp tục thể hiện sự cam kết cao nhất của Đảng trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020.

Trƣớc những yêu cầu đó, Chỉ thị 54-CT/TW về "Tăng cƣờng lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới" đã đƣợc ban hành vào ngày 30-11-2005. Một lần nữa, Đảng ta khẳng định quan điểm “quyết không để HIV/AIDS phát triển tràn lan thành đại dịch ở nước ta trong thời gian tới” và yêu cầu các cấp uỷ đảng tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng.

Trong văn kiện Đại hội X của Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: “phòng, chống HIV/AIDS bằng các biện pháp mạnh mẽ, kiên trì và có hiệu quả”; “Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS”.

1.3.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PC HIV/AIDS

Từ khi xuất hiện trƣờng hợp bệnh nhân đầu tiên năm 1983, Đảng và Nhà nƣớc ta đã dần nhận thức đƣợc mức độ nguy hiểm cũng nhƣ những hệ quả xã hội mà căn bệnh thế kỷ này gây ra, văn bản có tính quy phạm pháp luật đầu tiên về HIV/AIDS đã đƣợc ban hành vào năm 1995, đó chính là Chỉ thị số 52 – CT/TW ngày 11/3/1995 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS. Từ đó đến nay, đã có khá nhiều các văn bản Luật và dƣới Luật đề cập đến vấn đề này. Cho tới nay, Luật quốc gia về PC HIV/AIDS đã đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống. Sau đây là tên một số văn bản về PC HIV/AIDS:

1. Pháp lệnh PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS) năm 1995.

2. Quyết định số 657/BYT - QĐ ngày 08 tháng 8 năm 1988 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Bản quy định về vô khuẩn, sát khuẩn trong phƣơng pháp dùng kim châm để chữa bệnh theo y học cổ truyền dân tộc.

3. Quyết định số 937/BYT - QĐ ngày 04 tháng 9 năm 1992 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệnh truyền máu.

4. Nghị quyết số 20/CP ngày 05 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ Về việc đẩy mạnh công tác PC nhiễm HIV/SIDA.

lệnh PC nhiễm Vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS) 6. Quyết định số 2557/BYT - QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Qui định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS.

7. Quyết định số 511/1999/QĐ-BCA (V26) ngày 03 tháng 09 năm 1999 của Bộ trƣởng Bộ Công an về việc ban hành qui chế về phòng, chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng.

8. Quyết định số 1418/2000/QĐ - BYT ngày 04 tháng 5 năm 2000 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành thƣờng quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam.

9. Quyết định số 1451/2000/QĐ - BYT ngày 08 tháng 5 năm 2000 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.

10. Quyết định số: 3052 /2000/QĐ-BYT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trƣởng Bộ Y tế Về việc ban hành " Tiêu chuẩn phòng xét nghiệm đƣợc phép khẳng định các trƣờng hợp HIV dƣơng tính".

11. Quyết định số: 175/2001/QĐ-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chuyên môn trong công tác xét nghiệm máu phòng lây nhiễm HIV/AIDS”.

12. Quyết định số: 681/2001/QĐ-BYT ngày 07 tháng 3 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế Về việc ban hành bản "Quy định chế độ báo cáo và biểu mẫu báo cáo công tác PC AIDS Ngành Y tế".

13. Nghị định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010. 14. Nghị quyết số 55/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2001-2005 (Trích).

15. Quyết định số: 2691/2002/QĐ - BYT ngày 19 / 7/ 2002 Về việc ban hành " Thƣờng quy giám sát các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ở Việt Nam".

16. Chỉ thị số 02/2003/CT- TTg ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác phòng, chống HIV/AIDS.

17. Quyết định số 36/2004/QĐ - TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 313/2005/QĐ-TTG ngày 02 tháng 12 năm 2005 của thủ tƣớng chính phủ về một số chế độ đối với ngƣời nhiễm HIV/AIDS và những ngƣời trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc ngƣời nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc.

19. Quyết định số của 04/2007/QĐ-BYT Bộ Y tế về việc ban hành danh mục các chỉ số theo dõi, đánh giá chƣơng trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia.

20. Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29-6-2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007.

Để cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về PC HIV/AIDS, tháng 3/2004, Chính phủ đã ban hành “Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” một cách toàn diện, đầy đủ, đƣợc bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra là: Đến năm 2010, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dƣới 0,3%; từ 2010 trở đi giảm dần số lƣợng tuyệt đối ngƣời nhiễm HIV/AIDS và giảm các ảnh hƣởng kinh tế, xã hội do HIV/AIDS gây ra.

1.3.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của Hội LHPN Việt Nam

Chỉ thị 54 của Ban Bí thƣ đã yêu cầu: “Đẩy mạnh xã hội hoá công tác PC HIV/AIDS…; khuyến khích các đoàn thể chính trị- xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và nƣớc ngoàI tham gia PC HIV/AIDS…”.

Theo tinh thần của Chỉ thị 54-CT/TW, MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và các hội nghề nghiệp…, trong đó có Hội LHPN Việt Nam, cần có trách nhiệm tham gia vào công tác PC HIV/AIDS. Mỗi một tổ chức đoàn thể cần có tiếng nói và hành động trên lĩnh vực này. Vai trò của MTTQ cũng nhƣ các tổ chức CT-XH thành viên là hết sức quan trọng trên cả 3 cấp độ trong PC HIV/AIDS. Một là góp phần hoàn thiện môi trƣờng chính sách và cụ thể hoá những chủ trƣơng, chính sách đó ở địa phƣơng; Hai là tham gia một cách chủ động, tích cực vào việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, dự án PC HIV/AIDS;

Ba là tham gia vào tổ chức triển khai công tác này ở cấp cơ sở.

Quan điểm của Đảng, Chiến lƣợc quốc gia và Luật PC HIV/AIDS cho thấy phải có phƣơng thức tiếp cận mới trong PC HIV/AIDS. Phƣơng thức này bao gồm những yếu tố sau: Thứ nhất, PC HIV/AIDS dựa trên phối hợp đa ngành; Thứ hai, PC HIV/AIDS dựa trên việc đảm bảo quyền con ngƣời; Thứ ba, PC HIV/AIDS dựa trên nguyên tắc bình đẳng giới, nhất là việc bảo vệ và nâng cao quyền của nữ giới; Thứ tư, PC HIV/AIDS cần thu hút và phát huy tính tích cực của những ngƣời sống chung với HIV.

Mỗi một tổ chức đoàn thể, thông qua việc nghiên cứu, học tập quán triệt các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, xuất phát từ những đặc điểm riêng của từng nhóm xã hội của tổ chức để có các sáng kiến chủ động, tích cực tham gia PC HIV/AIDS.

Hội LHPN có vai trò không thể thay thế trong việc bảo vệ và nâng cao vai trò giới đối với PN trong PC HIV/AIDS. Thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ trong số nhiễm mới ở nƣớc ta có xu hƣớng tăng lên một cách tuyệt đối và tƣơng đối (so với nam). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là do chị em thiếu biết về nguy cơ lây nhiễm từ chồng, bạn tình và số PN mại dâm nghiện ma tuý tăng lên.

Vai trò của Hội ở đây là thông qua hệ thống tổ chức của mình, nhất là tổ chức ở cơ sở tham gia vào công tác dự phòng lây nhiễm, trƣớc hết là công tác thông tin, giáo dục truyền thông, thay đổi hành vi cho nhóm. Đó là việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của nữ giới trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để bảo đảm vững chắc quyền bình đẳng giới của phụ nữ. Đồng thời trên cơ sở đó từng bƣớc làm thay đổi khuôn mẫu văn hoá, nâng cao vị thế của phụ nữ, tạo điều kiện để PN có thể làm chủ đƣợc các tình huống dẫn đến nguy cơ lây nhiễm nhƣ trao đổi mởi mở với chồng, bạn tình, yêu cầu khách làng chơi phải sử dụng BCS, chống lạm dụng trẻ em gái…

Hội phụ nữ cũng có vai trò quan trọng trong việc trong việc giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho NCH và gia đình họ. Kinh nghiệm ở nhiều địa phƣơng cho thấy, chính nữ giới có nhiều khả năng trong việc xây dựng và duy trì các tổ chức của NCH. Do những ƣu thế về giới, PN thƣờng là ngƣời có nhiều khả năng trong việc chia sẻ về tình cảm, trợ giúp về tâm lý, chăm sóc giúp đỡ ngƣời bệnh có hiệu quả.

1.4. Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam về công tác PC HIV/AIDS

Ngay từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh PC HIV/AIDS, Hội LHPN Việt Nam đã xác định đƣợc vai trò quan trọng và trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh này. Đó là vai trò bảo vệ giới mình trƣớc hiểm hoạ của AIDS. Với vai trò ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời con, tầng lớp PN sẽ có trách nhiệm chính trong công tác dự phòng và PC HIV/AIDS cho những thành viên trong

gia đình. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác PC HIV/AIDS.

Nhận thức đƣợc nguy cơ của đại dịch AIDS và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội và vận động PN cả nƣớc tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác PC HIV/AIDS. Hội đã đƣa công tác này vào Nghị quyết Đại hội PN các cấp trong các nhiệm kỳ và đƣợc xây dựng thành chƣơng trình hành động hàng năm. Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam đối với công tác PC HIV/AIDS là:  Xác định PC HIV/AIDS là một trong những chƣơng trình công tác trọng

tâm. Dự phòng lây nhiễm HIV là nhiệm vụ lâu dài nên cần đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình, hoạt động của các cấp Hội phụ nữ.

 PC lây nhiễm HIV chính là bảo đảm sự tiến bộ, bình đẳng và phát triển cho phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc cho mỗi gia đình.

 PC HIV/AIDS là vấn đề vừa có ý nghĩa chính trị, vừa có ý nghĩa kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính nhân văn cao cả.

 Công tác PC HIV/AIDS đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết Đại hội PN các cấp để chỉ đạo thực hiện

Xuất phát từ các ƣu tiên của chiến lƣợc quốc gia, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng chƣơng trình hành động PC HIV/AIDS. Chƣơng trình nêu rõ mục tiêu, các hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn. Mục tiêu chung của chƣơng trình hành động giai đoạn 2007- 2010 là:

1. Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong PN và trẻ em

2. Giảm ảnh hƣởng của HIV/AIDS đối với đời sống của PN và trẻ em Mục tiêu chung đƣợc cụ thể hoá thành những mục tiêu cụ thể và hoạt động nhƣ sau:

1. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông thay đổi hành vi tập trung cho nhóm đối tƣợng PN nguy cơ cao, PN nghèo, PN trong nhóm

dân di biến động nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về dự phòng lây nhiễm HIV

 Hàng năm tổ chức Hội nghị định hƣớng, cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm PC AIDS trong 63 tỉnh/thành Hội và các đơn vị trực thuộc.  Tổ chức các hoạt động truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng

đồng thông qua hệ thống loa truyền thanh tại xã/phƣờng, các buổi họp tổ phụ nữ, CLB, tổ dân phố, các buổi mít tinh, toạ đàm… về nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời có H, bệnh nhân AIDS, ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi HIV/AIDS, đặc biệt là PN và trẻ em.

 Tổ chức các hoạt động truyền thông, các sự kiện nhân Ngày Thế giới PC AIDS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tăng cƣờng hƣớng dẫn thực hành (sử dụng BKT sạch, sử dụng BCS

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 27)