Vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan và huy động sự tham gia

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan và huy động sự tham gia

tham gia của cộng đồng

Phối hợp liên ngành và hoạt động đa ngành là một chiến lƣợc quan trọng trong PC HIV/AIDS. Chỉ thị 54/CT-TW đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong

đó có nhiệm vụ 4 là “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác PC HIV/AIDS từ TW đến địa phƣơng. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong PC HIV/AIDS”. Để công tác này có hiệu quả phải lôi kéo đƣợc sự tham gia của mọi tổ chức, đoàn thể trong xã hội và mọi thành viên cộng đồng. Sự phối hợp liên ngành không chỉ thể hiện ở cấp quốc gia mà phải ở các cấp tỉnh, huyện, phƣờng, xã.

Xác định đƣợc vai trò của mình và tầm quan trọng của việc phối hợp đa ngành, Hội PN cơ sở đã chủ động trong việc phối hợp với các ban ngành liên quan trong công tác PC HIV/AIDS. 100% cán bộ đƣợc hỏi cho biết cấp Hội mình có những hoạt động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan trong công tác PC HIV/AIDS.

“Cấp Hội chúng tôi phối hợp với các ban ngành đoàn thể, y tế, công an xã thường xuyên tuyên truyền tới hội viên, chi hội và các CLB, tuyên truyền trong các buổi họp thôn xóm để hạn chế việc lây nhiễm HIV/AIDS”.

(CB Hội thị xã Cửa Lò, Nghệ An)

“Trong hoạt động PC HIV/AIDS, cấp Hội thường xuyên phối hợp với các tổ chức, ban ngành liên quan, cụ thể như: phối hợp với ban tư pháp để tuyên truyền về Luật phòng chống ma tuý, Luật phòng chống HIV/AIDS; phối hợp với ngành y tế để tư vấn, khám bệnh cho các đối tượng nghi nhiễm HIV”.

(CB Hội xã Kim Thƣ, Thanh Oai, Hà Nội)

“Hoạt động PC HIV/AIDS là hoạt động đòi hỏi toàn xã hội cùng tham gia. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động Hội thường xuyên phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan như chính quyền, trạm y tế, ban dân số, ban văn hoá xã hội, đài truyền thanh…”.

(CB Hội xã Liêm Chung, Phủ Lý, Hà Nam) Hội PN cơ sở đã kết hợp với Ban y tế xã/phƣờng cung cấp, giới thiệu các dịch vụ y tế CSSKSS cho hội viên của mình (83.1%) và tổ chức những buổi nói chuyện giữa cán bộ y tế và hội viên về SKSS và cách phòng tránh HIV/AIDS (81.9%). Đây là những hoạt động rất thiết thực, giúp chị em biết cách chăm sóc bản thân, nâng cao sức khoẻ và có đƣợc những kiến thức về HIV/AIDS và cách

ngƣời thân của họ, giúp họ sớm phát hiện đƣợc bệnh và cải thiện sức khoẻ, đặc biệt là SKSS và phòng chống suy dinh dƣỡng cho trẻ em.

Biểu 2.2- Hoạt động phối hợp với ngành y tế

Hội LHPN cơ sở cũng phối hợp với MTTQ cùng cấp thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá (89.4%). Cán bộ Hội đã hƣớng dẫn hội viên, PN thực hiện phong trào thi đua xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong từng kỳ, cấp Hội phổ biến nội dung thi đua tới từng hội viên, từng gia đình; phát động hội viên đăng ký, theo dõi và bình xét danh hiệu hàng năm. Thực hiện tốt cuộc vận động là một cách thức để các thành viên trong gia đình tu dƣỡng mình, góp phần hạn chế TNXH và tội phạm ở địa phƣơng.

90% Hội LHPN cơ sở đã lồng ghép công tác phòng chống TNXH và tội phạm với các hoạt động khác của Hội.

Bảng 2.3- Hoạt động phối hợp với MTTQ, công an

Nội dung Số ngƣời Phần trăm (%)

1. Tham gia phong trào thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc

143 89.4

2. Lồng ghép công tác phòng chống TNXH, tội phạm trong các hoạt động của Hội

144 90.0

3. Phát động cán bộ hội viên PN và gia đình ký cam kết thi đua thực hiện Nghị quyết liên tịch 01 với Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH”

147 91.9

Trong hoạt động tuyên truyền giáo dục: Tập trung tuyên truyền hƣớng dẫn cho PN biết tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục con trong gia đình; tuyên truyền lối sống lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Giáo dục thực hiện quy ƣớc của cộng đồng dân cƣ, nếp sống mới, tƣơng trợ, giúp đỡ để các gia đình không có ngƣời vi phạm pháp luật, TNXH.

Lồng ghép công tác phòng chống TNXH và tội phạm với công tác XĐGN. Cụ thể là trong các hoạt động vay vốn, phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động vay vốn đã giúp đỡ những gia đình có ngƣời mắc TNXH có điều kiện làm ăn, phục hồi kinh tế; ngƣời tội phạm hoàn lƣơng có công ăn việc làm, có thu nhập để tái hòa nhập cộng đồng.

Ngoài ra công tác phòng chống TNXH và tội phạm còn lồng ghép vào nội dung hoạt động của các mô hình nhƣ CLB PN không sinh con thứ ba; CLB CSSKSS- phát triển kinh tế; nhóm PN tiết kiệm tín dụng… Những mô hình này vừa cung cấp kiến thức về các lĩnh vực vừa giúp các thành viên có khả năng phòng chống tội phạm và TNXH.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2002/NQLT ngày 08 tháng 05 năm 2002 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH” cán bộ Hội đã tổ chức phát động hội

viên PN và gia đình ký cam kết thi đua thực hiện Nghị quyết liên tịch 01, đạt 91.9%.

Ngoài ra Hội còn phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi, trƣờng học, ban văn hoá xã hội, ban tƣ pháp, ban dân số… trong công tác PC HIV/AIDS. Cụ thể: phối hợp với Đoàn thanh niên TTVĐ thông qua các buổi tổ chức văn nghệ, thi kiến thức, diễn tiểu phẩm với nội dung về PC HIV/AIDS; phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh kiến thức về ma tuý, HIV/AIDS; phối hợp với ban tƣ pháp tuyên truyền về luật PC ma tuý, luật PC HIV/AIDS; phối hợp với ban văn hoá tổ chức tuyên truyền về HIV/AIDS trên hệ thống loa phát thanh và phát tờ rơi; phối hợp với Hội ngƣời cao tuổi tổ chức các CLB đồng cảm ngƣời cao tuổi trong đó hầu hết là PN cao tuổi đang phải chăm sóc con bị AIDS hoặc cháu mồ côi do AIDS….

Những hoạt động phối hợp trên đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần tuyên truyền cho ngƣời dân cộng đồng hiểu về HIV/AIDS và biết cách phòng tránh.

Bên cạnh đó Hội PN cũng chú trọng kêu gọi sự tham gia của cả cộng đồng trong công tác này, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của nam giới bằng việc vận động các thành viên là nam giới trong gia đình chia sẻ gánh nặng với PN trong mọi công việc (65%). Ngoài ra, 81.3% Hội cơ sở đã tổ chức tuyên truyền để ngƣời dân cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV và ngƣời thân của họ.

Thực tế hiện nay cộng đồng vẫn còn thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV. Sự kỳ thị chống lại ngƣời nhiễm HIV dẫn đến sự cô lập họ trong xã hội và vi phạm nghiêm trọng quyền con ngƣời. Điều này khiến cho những nỗ lực PC HIV/AIDS gặp khó khăn hơn. Vì vậy tuyên truyền, vận động để ngƣời dân không kỳ thị và phân biệt đối xử với NCH là một việc rất quan trọng, góp phần ngăn ngừa sự lây lan HIV.

Bảng 2.4- Hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng

Nội dung Số ngƣời Phần trăm (%)

1. Vận động các thành viên là nam giới trong gia đình chia sẻ gánh nặng với PN trong mọi công việc

104 65.0

2. Tuyên truyền để ngƣời dân không phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV và ngƣời thân của họ

130 81.3

4. Xây dựng mạng lƣới tình nguyện viên cộng đồng

37 23.1

5. Tuyên truyền để ngƣời dân mạnh dạn tố cáo các trƣờng hợp bạo lực đối với PN và trẻ em

98 61.3

6. Xây dựng các hoạt động nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời có HIV

38 23.8

7. Kêu gọi sự ủng hộ về vật chất của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng tại địa bàn

31 19.4

8. Giới thiệu cho hội viên, PN đƣợc vay vốn, đƣợc dạy nghề và tạo việc làm

125 78.1

9. Vận động nhằm tạo sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía chính quyền địa phƣơng

88 55.0

10. Đề xuất các dự án để nâng cao năng lực cho ngƣời dân cộng đồng

63 39.4

Một loạt các hoạt động khác cũng đƣợc Hội tiến hành nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác PC HIV/AIDS nhƣ: Xây dựng mạng lƣới tình nguyện viên cộng đồng; Tuyên truyền để ngƣời dân mạnh dạn tố cáo các trƣờng hợp bạo lực đối với PN và trẻ em; Kêu gọi sự ủng hộ về vật chất của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng tại địa bàn; Giới thiệu cho hội viên, PN đƣợc vay vốn, đƣợc dạy nghề và tạo việc làm; Vận động nhằm tạo sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía chính quyền địa phƣơng …

Trong công tác PC HIV/AIDS chúng ta đang thiếu cả nhân lực và vật lực. Do vậy, việc lôi cuốn cộng đồng, thực hiện sự hợp tác đa ngành, đa cấp là một yêu cầu thiết yếu. Với những hoạt động hiện nay, Hội PN đã thực hiện khá tốt vai trò phối hợp này, góp một phần đáng kể trong việc hạn chế sự lây lan của HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)