9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Địa bàn công tác
Địa bàn công tác cũng là một yếu tố tác động tới vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở. Qua khảo sát cho thấy cán bộ Hội cơ sở khu vực miền núi có kiến thức về HIV/AIDS hạn chế hơn và họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn cán bộ khu vực đồng bằng trong quá trình hoạt động.
Xem xét tƣơng quan giữa yếu tố khu vực và ý kiến cho rằng “HIV/AIDS là TNXH” cho thấy trong số 81.9% ngƣời cho rằng “HIV/AIDS là TNXH” thì 50% là cán bộ khu vực miền núi.
Bảng 3.2- Tƣơng quan giữa yếu tố khu vực và ý kiến “HIV/AIDS là TNXH”
Khu vực Số ngƣời Phần trăm
Đồng bằng 51 31.9
Miền núi 80 50.0
Tổng cộng 131 81.9
Nguyên nhân là do họ ít có điều kiện tiếp cận thông tin và ít đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng. Trong số 46.3% cán bộ chƣa tham gia tập huấn thì có tới 33.8% cán bộ là khu vực miền núi.
Bảng 3.3- Tƣơng quan giữa yếu tố khu vực và CB chƣa tham gia tập huấn
Khu vực Số ngƣời Phần trăm
Đồng bằng 20 12.5
Miền núi 54 33.8
Tổng cộng 74 46.3
“Theo tôi, hoạt động nâng cao năng lực cho PN là một việc rất cần thiết, nhất là chị em trong BCH trình độ năng lực còn rất nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền, phối hợp đạt kết quả còn thấp”.
(CB Hội xã Hồ Thầu, Su Phì, Hà Giang)
“Hoạt động của đội ngũ tuyên truyền về phòng chống HIV của Hội PN chưa thường xuyên, trình độ hiểu biết còn hạn chế, kỹ năng tuyên truyền vận động chưa cao, hội viên do mải làm kinh tế nên việc tham gia các hoạt động còn hạn chế”.
Trong số PN tại cộng đồng chƣa đƣợc tham gia tập huấn thì phần lớn cũng thuộc khu vực miền núi (chiếm 26.3% trong tổng số 32.5%). Việc ít đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng các kiến thức, kỹ năng sẽ gây trở ngại trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt là các hoạt động nhƣ tƣ vấn dùng BCS khi QHTD, phân phát BCS, BKT, tƣ vấn điều trị thay thế methadone, giáo dục pháp luật….
Bên cạnh đó phần lớn hội viên PN là ngƣời dân tộc nên trình độ nhận thức hạn chế, điều này cũng gây khó khăn cho cán bộ Hội PN trong các hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động tuyên truyền giáo dục.
“Trong công tác tuyên truyền vận động phòng chống HIV/AIDS của Hội còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của chị em còn hạn chế, khi vận động dùng các biện pháp phòng tránh HIV chị em còn e ngại”.
(CB Hội xã Nà Bƣng, Mƣờng Nhé, Điện Biên) Ngoài trình độ nhận thức của hội viên còn hạn chế, cán bộ Hội PN cơ sở còn gặp khó khăn vì nhiều ngƣời không biết tiếng dân tộc nên việc thông tin, tuyên truyền có nhiều trở ngại.
“Tại địa phương hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV chưa thường xuyên, trình độ của cán bộ hội cũng còn hạn chế, một số chị em không biết tiếng dân tộc nên công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn”.
(CB Hội xã Hồ Thầu, Su Phì, Hà Giang) Do điều kiện kinh tế, địa hình miền núi nên cán bộ Hội cơ sở khu vực miền núi còn gặp một số khó khăn nhƣ điều kiện đi lại, điều kiện làm việc. Theo khảo sát, trong số 53.1% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ gặp khó khăn về điều kiện làm việc thì có 35%là cán bộ Hội khu vực miền núi.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng yếu tố địa bàn tác động khá lớn đến vai trò của cán bộ Hội PN trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và cán bộ khu vực miền núi thƣờng gặp khó khăn hơn khi thực hiện vai trò này.