Vai trò tuyên truyền, vận động phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 41)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Vai trò tuyên truyền, vận động phòng chống HIV/AIDS

Trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang lây nhiễm ngày càng rộng và trong khi chúng ta vẫn chƣa có vắc-xin đặc trị căn bệnh thế kỷ này, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đƣợc coi là liều vắc-xin hữu hiệu trong công tác PC HIV/AIDS.

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng đã đƣợc đề cập đến trong Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng: “Đổi mới, đa dạng hoá và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội, đến các cộng đồng dân cƣ, từng ngƣời dân, từng gia đình..., nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm hoạ của dịch HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng, chống căn bệnh này...”.

MTTQ và các tổ chức thành viên, trong đó có Hội LHPN Việt Nam, có vai trò rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục PC AIDS, đặc biệt ở cơ sở. Hiện nay Hội LHPN Việt Nam có trên 13 triệu hội viên phụ nữ. Nếu những hội viên PN này nhận thức đƣợc nguy cơ, hiểm hoạ của đại dịch và biết cách bảo vệ bản thân và gia đình thì số lƣợng ngƣời nhiễm HIV sẽ giảm đáng kể. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ Hội PN cơ sở trong công tác TTVĐ.

Có thể thấy, hình thức truyền thông trực tiếp qua các buổi họp của tổ phụ nữ, nhóm phụ nữ, CLB, các buổi mit tinh, toạ đàm… đƣợc sử dụng nhiều nhất (95%). Đây cũng là một trong các hình thức khá hiệu quả tại cộng đồng, đƣa thông tin trực tiếp đến ngƣời nhận. Tại các buổi họp, toạ đàm… cán bộ Hội cung cấp các kiến thức mình đã đƣợc tập huấn đến hội viên phụ nữ. Ở một số đơn vị đã tổ chức mời chuyên gia y tế đến nói chuyện, cung cấp kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh (33.8%).

“Cấp hội thường xuyên TTVĐ PC HIV/AIDS qua các kỳ sinh hoạt Hội và sơ, tổng kết. Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản về bệnh AIDS và cách phòng tránh. Nhìn chung đại đa số hội viên và người dân đều hiểu được bệnh AIDS là gì và lây qua những đường nào”.

“Chúng tôi thường xuyên lồng tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS thông qua sinh hoạt chi hội, sinh hoạt CLB… mời cán bộ trung tâm y tế nói chuyện chuyên đề về PC HIV/AIDS. Từ các hoạt động đó đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về HIV/AIDS. Đây là mô hình hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền”.

(CB Hội xã Xuân Kiên, Xuân Trƣờng, Nam Định)

Bảng 2.1- Hình thức TTVĐ

Nội dung Số ngƣời Phần trăm (%)

1. Truyền thông trực tiếp (qua các buổi họp của tổ phụ nữ, CLB, các buổi mittinh, toạ đàm…)

152 95.0

2. Truyền thông gián tiếp (qua sách báo, tờ rơi, loa đài…)

141 88.1

3. Mời chuyên gia tƣ vấn trực tiếp 54 33.8

4. Tuyên truyền, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời có HIV

39 24.4

5. Xây dựng mạng lƣới tuyên truyền viên, đặc biệt là tuyên truyền viên đồng đẳng

55 34.4

6. Thành lập các mô hình CLB PC HIV/AIDS 92 57.5

7. Lồng ghép nội dung PC HIV/AIDS trong các hoạt động khác của Hội

147 91.9

8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động PC AIDS

122 76.3

Ngoài ra, hình thức lồng ghép tuyên truyền về HIV/AIDS vào các hoạt động của Hội cũng đƣợc các áp dụng (91.9%), ví dụ lồng ghép vào các chƣơng trình về dinh dƣỡng, CSSKSS, chƣơng trình PC tội phạm và TNXH từ gia đình, chƣơng trình XĐGN… Bên cạnh đó, các cơ sở Hội còn lồng ghép công tác PC HIV/AIDS vào việc thực hiện phong trào PN tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.

“Hội PN xã thường xuyên lồng ghép tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS với các chuyên đề như CSSKSS, KHHGĐ, tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu về bình đẳng giới… Trên địa bàn, cấp Hội đã có CLB PC HIV/AIDS và được duy trì thường xuyên, sinh hoạt sôi nổi. Kết quả là mọi người nhận thức được căn bệnh AIDS và giúp đỡ nhau trong cuộc sống”.

“Tại cấp Hội chúng tôi đã thường xuyên lồng ghép tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS thông qua các hoạt động của Hội như sinh hoạt kỷ niệm 8/3, 20/10. Đặc biệt Hội chúng tôi đã lồng nội dung sinh hoạt này vào các đợt sinh hoạt CLB gia đình hạnh phúc, CLB gia đình không mắc TNXH… Thông qua các kỳ sinh hoạt đó đã nâng cao nhận thức cho cán bộ và hội viên. Đây là một trong những mô hình sinh hoạt mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền”.

(CB Hội xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hƣng, Nam Định) Hội PN đang triển khai và nhân rộng các mô hình CLB PC HIV/AIDS. Mục đích hoạt động của CLB là tạo cơ sở động viên, hỗ trợ những ngƣời bị nhiễm và thân nhân của họ, giúp họ chấp nhận thực tế, xoá dần sự mặc cảm, tự ti, sống tích cực hơn và hoà nhập với cộng đồng.

Qua phỏng vấn sâu cán bộ Hội (nơi có các mô hình CLB PC HIV/AIDS) thì nội dung sinh hoạt của CLB thƣờng là:

- Tâm sự, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống

- Động viên giúp đỡ nhau tƣ vấn cho ngƣời bị nhiễm vƣợt qua cơn khủng hoảng tinh thần.

- Tổ chức sinh hoạt, hái hoa dân chủ, tìm hiểu kiến thức PC HIV/AIDS. - Hƣớng dẫn chăm sóc ngƣời bị nhiễm và cách phòng tránh lây nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong gia đình.

- Hƣớng dẫn cách sử dụng BCS, BKT sạch.

- Giúp đỡ, hỗ trợ nhau chăm sóc bệnh nhân AIDS và tổ chức tang lễ khi ngƣời thân qua đời.

- Hỗ trợ tìm vốn vay và tạo việc làm đơn giản tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Tập huấn kiến thức PC HIV/AIDS.

Hình thức thành lập các mô hình CLB PC HIV/AIDS hiện nay tỏ ra rất hiệu quả. Các CLB đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền những kiến thức bằng các hình thức phàt tờ rơi, tài liệu, tƣ vấn, thăm hỏi giúp đỡ, chăm sóc nhau khi ốm đau hoạn nạn. Vì vậy đã làm giảm bớt sự kỳ thị không chỉ các thành viên trong CLB mà cả những ngƣời trong cộng đồng. Tuy nhiên, hình

thức này chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi tại các cơ sở Hội, mới chỉ có 57,5% cán bộ đƣợc hỏi là có xây dựng các mô hình CLB PC HIV/AIDS.

Nội dung tuyên truyền, giáo dục của cán bộ Hội PN đa dạng, không chỉ tập trung vào vấn đề HIV/AIDS mà bao gồm nhiều nội dung khác liên quan nhƣ sức khoẻ, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và lợi ích của phụ nữ, kỹ năng sống….

Nội dung tuyên truyền nhiều nhất là Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS (tình hình đại dịch, con đƣờng lây nhiễm, cách phòng tránh HIV…), chiếm 90.6%. Đây là những thông tin cơ bản giúp ngƣời tiếp nhận thông tin hiểu HIV là gì, con đƣờng lây nhiễm chủ yếu và cách phòng tránh. Tuy nhiên, việc tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về chăm sóc ngƣời nhiễm HIV tại gia đình mới chỉ đạt 55.0%.

Bảng 2.2- Nội dung TTVĐ

Nội dung Số ngƣời Phần trăm (%)

1. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS (tình hình đại dịch, con đƣờng lây nhiễm, cách phòng tránh HIV…)

145 90.6

2. Hƣớng dẫn chăm sóc, hỗ trợ ngƣời nhiễm HIV

90 56.3

3. Hƣớng dẫn chăm sóc ngƣời nhiễm HIV tại gia đình

88 55.0

4. Hƣớng dẫn an toàn tình dục 149 93.1

5. Hƣớng dẫn cách xử lý khó khăn trong cuộc sống

69 43.1

6. Hƣớng dẫn tƣ vấn bảo vệ sức khoẻ 130 81.3

7. Nội dung chống phân biệt đối xử, xoá bỏ kỳ thị với ngƣời nhiễm HIV

123 76.9

8. Giới thiệu Luật phòng, chống HIV/AIDS và Các chỉ thị, nghị quyết, thông tƣ có liên quan

118 73.8

Chúng ta biết rằng, HIV đã làm gia tăng gánh nặng của phụ nữ. Ở Việt Nam, hầu hết việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS diễn ra tại gia đình và do PN cáng đáng là chính. Trong thực tế, mặc dù xã hội đánh giá cao việc “chăm

sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà” nhƣng vai trò của ngƣời chăm sóc- phần lớn là PN lại chƣa đƣợc nhìn nhận. Hầu hết họ không đƣợc đào tạo để có kiến thức, kỹ năng phù hợp với việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS (để thực hiện công việc này đòi hỏi chuyên môn về y tế). Chính vì vậy Hội PN cần phải tuyên truyền, hƣớng dẫn sâu rộng hơn nữa về cách chăm sóc, hỗ trợ ngƣời nhiễm HIV/AIDS.

Việc hƣớng dẫn an toàn tình dục đã đƣợc hầu hết cấp Hội cơ sở triển khai (93.1%). Đây là việc làm rất quan trọng bởi tình dục an toàn là một trong các phƣơng pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua QHTD nói chung. Theo số liệu thống kê, tình dục không an toàn là đƣờng lây truyền HIV cho gần 90% số ngƣời nhiễm HIV trên toàn thế giới. Theo báo cáo của chuyên gia UNDP, tại Việt Nam có khoảng 19% PN đang sống chung với HIV. Dự báo của UNAIDS cho năm 2010 thì QHTD không an toàn sẽ là con đƣờng lây truyền chủ yếu của HIV tại Việt Nam [3, tr.58].

Thực tế là không ít PN bị nhiễm HIV từ bạn tình hoặc chồng mình do quá tin tƣởng vào bạn tình/chồng mình. Hiện nay, xuất hiện nhóm nguy cơ cao thứ ba (ngoài nhóm ngƣời tiêm chích ma tuý và mại dâm) là nhóm dân làm ăn di động (lái xe đƣờng dài, lao động ngoại tỉnh…). Nhóm đối tƣợng này ít sử dụng BCS khi QHTD với vợ. Đó cũng là lý do vì sao ở một số nơi có đông ngƣời đi làm ăn xa thì có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao. Nhận thức đƣợc điều đó, Hội PN đã có những hoạt động rất thiết thực nhƣ: Vận động, tƣ vấn PN dùng bao cao su khi quan hệ tình dục (90.6%), phân phát bao cao su (72.5%) nhằm mục đích giảm thiểu PN bị lây nhiễm HIV qua QHTD.

Ngoài ra cán bộ Hội còn vận động PN tƣ vấn và xét nghiệm tự nguyện, tuy nhiên hoạt động này vẫn chƣa đƣợc tiến hành sâu rộng (56.9% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng cấp Hội của họ có hoạt động này). Nguyên nhân là do tâm lý e ngại của nhiều chị em PN và nhiều ngƣời nghĩ rằng mình không thể bị nhiễm HIV nên không cần xét nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Chúng tôi cũng tiến hành vận động chị em PN đi xét nghiệm nhưng họ ngại, không muốn đến chỗ đông người và bảo rằng họ chẳng bị làm sao thì xét nghiệm làm gì. Nhiều khi đến tận nhà vận động họ cũng không đi”.

(CB xã Sơn Thuỷ, Văn Bàn, Lào Cai)

Biểu 2.1- Hoạt động tƣ vấn

Đây đƣợc coi là một hoạt động quan trọng trong công tác dự phòng lây nhiễm. Ngăn chặn lan truyền HIV và tƣ vấn, hỗ trợ tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngƣời tƣ vấn giúp cho đối tƣợng hiểu đƣợc đâu là hành vi nguy cơ cao (tình dục không an toàn hoặc sử dụng chung BKT) và tƣ vấn giúp cho đối tƣợng quyết định thay đổi hành vi theo chiều hƣớng tích cực (nhƣ rèn luyện kỹ năng thƣơng thuyết nam giới sử dụng BCS, dùng BKT sạch 1 lần…). Chỉ có thay đổi hành vi nguy cơ mới có thể tránh đƣợc lây truyền HIV. Cán bộ Hội

nguyện. Hội PN có thể tổ chức hoạt động này ngay tại địa phƣơng hoặc giới thiệu, hƣớng dẫn hội viên PN tới các điểm tƣ vấn và xét nghiệm tự nguyện khác (nếu không tổ chức đƣợc). Việc này giúp chị em PN biết cách tự bảo vệ bản thân, ngăn chặn sự lây lan của HIV.

Hằng năm, cả nƣớc có trên 2 triệu PN mang thai, theo thống kê giám sát: tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 0,39%, nhƣ vậy ƣớc tính mỗi năm có hàng nghìn PN mang thai bị nhiễm HIV. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào khoảng 30- 40%, nhƣ vậy số lƣợng trẻ đẻ ra bị nhiễm HIV cũng ngày một tăng cao [2, tr.73]. Chính vì vậy, việc dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con là rất quan trọng, nhằm giảm số trẻ em bị nhiễm HIV. Điều tra cho thấy có 86.3% Hội PN cơ sở đã tiến hành hoạt động này. Các cán bộ Hội cơ sở đã đến vận động PN có thai đi khám thai sớm và đƣợc tƣ vấn xét nghiệm tự nguyện để có thể áp dụng các biện pháp dự phòng HIV từ mẹ sang con có hiệu quả nhất.

Qua điều tra cho thấy một số hoạt động về giảm hại liên quan đến ma tuý chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tỷ lệ Hội cơ sở tiến hành hoạt động phân phát BKT sạch chiếm 28.8% và tƣ vấn điều trị thay thế methadone là 0.6%. Theo lý giải của cán bộ Hội, đó chủ yếu là việc của ban y tế và thực tế, nhiều chị không biết đến điều trị thay thế methadone là gì.

Qua khảo sát và phỏng vấn sâu đối với cán bộ Hội cho thấy TTVĐ là hoạt động chủ yếu trong công tác PC HIV/AIDS. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện họ cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do nhƣ kiến thức, kỹ năng của cán bộ chƣa tốt, trình độ của hội viên, tài liệu tuyên truyền, kinh phí hoạt động… Một số đơn vị còn chƣa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch riêng mà chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên đƣa xuống.

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 41)