Thực trạng hoạt động của làng gỗ Đồng Kỵ

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống chạm khảm gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh với sự phát triển Du lịch (Trang 47)

Sự ra đời của nghề mộc và nghề chạm khảm gỗ làng Đồng Kỵ với sự phát triển du lịch Bắc Ninh

2.2.1 Thực trạng hoạt động của làng gỗ Đồng Kỵ

2.2.1.1 Đội ngũ lao động và chất lợng lao động tay nghề cao

Đồng Kỵ có số dân gần 13.000(1) ngời với hơn 70% dân số làm nghề chạm khảm gỗ, đây là lực lợng dồi dào để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lợng Ngoài ra, ở Đồng Kỵ còn có một lợng công nhân khoảng 3.000 ngời từ

1

những vùng khác đến. Trong 3.000 ngời này có những ngời từ các tỉnh lân cận đến nh: Bắc Giang, Hà Tây, Hãi Phòng, Hng Yên... nhng cũng có những ngời làm "đi buổi" từ các làng lân cận : Kim Bảng, Đại Đồng, Mai Động, Phú Lâm, YênTừ, Chờ. Luốn... (thuộc các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong). Đối với những lao động ở xa dến, họ ăn ngủ tại khu nghỉ của nhà xởng, còn những lao động ở gần chỉ ăn tra lại khu làm việc rồi về nhà sau khi hết buổi làm. Tại các hộ kinh doanh cá thể không phải thuê thợ thì giờ giấc của họ không quy định chặt chẽ, còn đối với thợ làm thuê thì làm việc 8giờ một ngày. Lơng của công nhân tuỳ thuộc vào công việc và tính chất của việc nhng trung bình khoảng 1.200.000 - 1.800.000đ/tháng. Thờng thì những ngời thợ làm công việc đánh giấy ráp có lơng thấp hơn, khoảng 800.000d/tháng, lơng thợ mộc l.800.000đ/tháng: đối với thợ cả lơng có thể lên tới 3,5 - 4triệu/ tháng. Hiện nay, nhiều xởng nghề của làng đã thực hiện theo phơng pháp khoán gọn sản phẩm cho thợ, vì vậy thu nhập của thợ tháng cao điểm có thể lên tới 5 - 6 triệu đồng. Đối với những hộ gia đình kinh doanh cá thể, doanh thu nhiều hay ít tùy vào quy mô của xởng sản xuất và những chiến lợc kinh doanh, có thế lên tới hàng trăm triệu một năm. Theo anh Nguyễn Văn Thi - chủ xởng sản xuất Thi Thảo cho biết, xởng khảm của gia đình anh thuộc loại nhỏ của làng (ngoài anh em trong gia đình còn thuê thêm 3 - 4 thợ bên ngoài), thu nhập bình quân hàng năm khoảng 20 triệu một ngời. Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hồng Nhung của gia đình anh Vũ Văn Cam là một hộ kinh doanh thuộc hạng trung ở làng. Tại xởng nhà luôn có 5 - 6 thợ, ngoài ra cơ sở còn liên kết với những xởng nhỏ hơn để chia công đoạn tạo ra sản phẩm; tổng số lao động cung cấp sản phẩm cho cơ sở khoảng 40 ngời. Anh Cam cho biết cơ sở sản xuất của gia đình anh năm 2009 có doanh thu là 320 triệu đổng, đến năm 2010 đã lên tới 450 triệu đồng, năm 2011, do mở rộng sản xuất nên tổng doanh thu của cơ sở sàn xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hồng Nhung lên tới 700 triệu đồng. Doanh thu của tất cả các cơ sở sản xuất ở Đồng Kỵ đều không tính theo tháng bởi vì mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ "ăn khách” theo mùa. Thời điếm xuất đợc nhiều hàng nhất đó là vào dịp trớc tết Nguyên Đán.

Trớc đây, các xởng nghề hay các gia đình thờng làm trọn các công đoạn để tạo ra một sản phẩm chạm khảm gỗ hoàn chỉnh. Hiện nay, để tăng nâng suất và chất lợng, các hiệp thợ đã liên kết, phân công chuyên môn trong từng giai đoạn. Nh ta đã biết, chạm và khảm là hai công việc khác nhau trong đó chỉ một vài công đoạn đầu nh chọn gỗ, pha phôi ... về cơ bản giống nhau; vì vậy ở Đồng Kỵ có những nhà chuyên làm về chạm, còn có những xởng khác chuyên làm về khảm. Những nơi mà có cả chạm và khảm thờng là xởng của những công ty lớn, có sức đầu t mạnh. Ngay cả đến những ngời thợ chạm và khảm cũng khác nhau, có ngời chuyên chạm khắc, còn có ngời chuyên khảm, ở làng hiện nay cũng có những ngời

thạo cả hai nghề nhng số này không nhiều.

Trong 3.000 nhân công làm việc tại đây, cũng có những ngời biết nghề rồi nhng cũng có ngời học nghề ở nơi khác đến, sau khi thành thục thì ở lại. Từ xa xa đến nay ở Đồng Kỵ những ngời thợ đến học nghề đều không phải nộp học phí, ngoài ra còn đợc nuôi ăn ngủ; họ thờng ở lại làm cho xởng sau khi thành nghề. Bây giờ, số học nghề ở đây vẫn nhiều nhng giảm hơn so với trớc kia một phần bởi vì thợ thành nghề ở làng này trở về quê nhà lại truyền lại nghề cho những ngời khác, sau đó những ngời học nghề có thể về Đồng Kỵ làm việc. Một ngời thợ học việc thì chỉ cần 4 tháng là có thể làm quen với tất cả các công đoạn của nghề chạm và nghề khảm, nhng thờng phải mất 12 tháng họ mới thành thạo công việc để tự ra làm độc lập. Những ngời thợ ở Đồng Kỵ cho biết, đúng là làm nghề thì "Trăm hay không bằng tay quen" nhng ngoài ra để tạo đợc một tác phẩm đồ gỗ tâm đắc và thổi vào đó cái "hồn" họ còn phải có một sự đam mê trong công việc.

Bất cứ làng nghề nào, khi nói đến các sản phẩm tinh xảo là phải nói đến tài năng của các nghệ nhân, những bàn tay vàng. Chính vì thế các nghệ nhân là một phần rất quan trọng trong việc gìn giữ, lu truyền các giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề truyền thống. Sự thành công và tồn tại sống còn của làng nghề còn phụ thuộc vào đội ngũ công nhân lao động yêu nghề, để làm ra những sản phẩm có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu của ngời tiêu dùng, cũng là cách đóng góp vào việc xây dựng làng nghề ngày càng hng thịnh và phát triển hơn.

2.2.1.2 Tình hình kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê tính đến ngày 31/12/2011 ph- ờng Đồng Quang có 192 doanh nghiệp, trong đó riêng làng Đồng Kỵ đã có tới 132 doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng của nhân dân trong vùng, xuất sang các tỉnh khác trên cả nớc và xuất khẩu ra nớc ngoài. Thị trờng xuất khẩu của Đồng Kỵ thờng là các nớc lân cận nh: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malayxia... và một số nớc Châu Âu nhng số lợng còn hạn chế. Các sản phẩm xuất khẩu thờng là đồ dùng gia dụng nh: sập, tủ, bàn ghế... và các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ, dự án “Cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xã Đồng Quang” đã đợc Thủ tớng Chính phủ ký phê duyệt vào tháng 12/2000. Dự án đã đợc triển khai và hoàn thành với tổng kinh phí đầu t cơ bản là 23,5 tỷ đồng VN(1). Ngoài ra, các hộ dân đợc thuê đất tại khu công nghiệp cũng phải bỏ ra tới 3 tỷ đồng để đầu t bổ sung về hạ tầng cơ sở.

1() (2) UBND thị xã Từ Sơn; Báo cáo đầu t xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, phơng hớngphát triển trong thời gian tới trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Nh vậy, cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phờng Đồng Quang đã đợc đầu t tới trên 26 tỷ đồng vào các hạng mục: San lấp mặt bằng, đền bù đất giải phóng mặt bằng, điện, đờng, trạm cung cấp nớc sạch, nhà điều hành, công trình thoát n- ớc.... Ngoài ra, con đờng tình lộ 271 qua làng Đồng Kỵ cũng đợc tỉnh cấp kinh phí đầu t với hai hạng mục là làm mới cây cầu dẫn vào làng và làm mới đờng với tổng kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.

Hiện nay cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang có tổng diện tích là 126ha với 238 đối tợng thuê đất(2) để kinh doanh với diện tích là 80.440 m2 trong đó có 64 doanh nghiệp, còn lại là các hộ cá thể. Các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh đợc thuê đất trong thời gian là 50 năm. Đã có 215 cơ sở đã xây dựng nhà xởng và đi vào hoạt động với tổng đầu t hơn 85 tỷ đổng; chỉ còn 23 cơ sở cha xây dựng nhà xởng chiếm 9,66% tổng số cơ sở đã thuê đất trong cụm công nghiệp. Số tiền thuê đất tuỳ thuộc vào vị trí của lô đất. Lô đất cao nhất có giá là 980.000đ/m2, lô trung bình là 3l0.000đ/m2, thấp nhất là 280.000đ/m2. Hiện nay lô đất lớn nhất có tổng diện tích hơn 2.000m2 thuộc về công ty Hng Long do ông Vũ Văn Quý làm Giám đốc.

Từ khi dự án đợc triển khai đến khi hoàn thành, các đối lợng kinh doanh đều tuân thủ theo luật pháp của nhà nớc ban hành. Các doanh nghiệp làm nghĩa vụ thuế với nhà nớc theo luật hiện hành, còn các hộ kinh doanh cá thể phải nộp vào ngân sách của địa phơng là 2,4 triệu đồng/năm (số liệu 2011 của Báo cáo đầu t xây dựng và phát triển thị xã Từ Sơn), tổng số tiền mà khu công nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nớc là 1.510 triệu đổng. Tổng số lao động trong cụm công nghiệp là 2.000 ngời với thu nhập bình quân là 970.000đ/tháng. Đến nay, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động dới sự chỉ đạo của Ban quản lý dự án gồm 15 ngời, sắp tới sẽ bàn giao lại cho Phòng điều hành cụm công nghiệp.

Đối diện sang phía bên kia đờng của tỉnh lộ 271, Dự án cấp Quốc gia ITD cũng đang trong giai đoạn thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Dự án này sẽ xây dựng “Khu công nghiệp làng nghề Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trờng” với diện tích 29,6ha; đây là cơ hội tốt để Du lịch làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ phát triển trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống chạm khảm gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh với sự phát triển Du lịch (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w