Quy trình tạo ra một sản phẩm chạm khảm gỗ hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống chạm khảm gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh với sự phát triển Du lịch (Trang 34 - 44)

Sự ra đời của nghề mộc và nghề chạm khảm gỗ làng Đồng Kỵ với sự phát triển du lịch Bắc Ninh

2.1.3 Quy trình tạo ra một sản phẩm chạm khảm gỗ hoàn chỉnh

1() Trờng ĐH Lâm Nghiệp, TS Trần Văn Chứ, Công nghệ trang sức vật liệu gỗ, NXB Nông nghiệp, HN. 2004.

(2) Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 2004. Tr. 1109.

Trớc khi tìm hiểu quá trình tạo ra một sản phẩm Chạm - Khảm gỗ hoàn chỉnh, ta tìm hiểu một số thuật ngữ và công cụ hay đợc sử dụng trong nghề:

- Chạm: Tạo nên những đờng nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt vật rắn bằng cách đục, khắc(1).

- Khảm: Gắn các mảnh cứng, thờng có màu sắc óng ánh, đẹp, lên đồ vật theo hình đục sẵn để trang trí(2).

- Làm ngang: là công đoạn làm thô, làm các mộng hay định hình sản phẩm. - Giấy nhám (giấy ráp): Giấy có gắn một lớp cát sạn nhỏ, dùng để đánh, mài đồ gỗ hoặc kim khí.(3) Theo ngôn ngữ trong nghề thì giấy ráp thờng để chỉ loại giấy ráp có độ sần hơn, dùng trong “đánh phá” ở giai đoạn đầu sau khi chạm thô, giấy nhám là loại giấy ráp có độ mịn hơn, dùng trong các công đoạn đánh nhẫn cuối khi sắp hoàn thành sản phẩm, và giấy nhám đá bột dùng để đánh nhẵn bề mặt màng chất phủ.

- Chất làm khô: là chất làm tăng tốc độ đông rắn của màng chất phủ.

- Các dụng cụ trong nghề: Từ những khối gỗ quý, để làm thành những sản phẩm nghệ thuật, đầu tiên ngời thợ phải có bộ đồ nghề chuyên dụng. Bộ đồ nghề có thể lên tới hơn một trăm dụng cụ gồm: ca, khoan, bào, nạo, bộ đục tạo hình.

+ Thớc: có nhiều loại thớc, thớc để ta đo độ dài (nay là thớc mét), thớc nông để lấy mực cho góc vuông, thớc mòi để lấy 450, thớc chớp hay thớc xếp để tạo các góc có số đo khác nhau, thớc thẳng để vạch các đờng thẳng.

Thớc nớc thăng bằng: là một loại thớc dùng để lấy mặt phẳng ngang; dây rọi để lấy đờng thẳng đứng, dây nẩy mực dùng để vạch đờng xẻ gỗ, rồi vạch nét nhỏ đều, các cữ dùng để vạch các đờng song song.

+ Ca: dụng cụ để xẻ, cắt gỗ, kim loại và vật liệu cứng khác, lỡi bằng thép mỏng có nhiều răng sắc nhọn.Bộ ca có nhiều loại, mỗi thứ dùng cho một công việc phù hợp: ca đại, ca dọc, ca vanh tay hay ca lợn, ca cắt ngang hay ca nhỡ, ca cò, ca tay, ca đuôi chuột.

+ Bào: dụng cụ của thợ mộc gồm một đoạn gỗ có lắp lỡi thép nằm ngang để nạo nhẵn mặt gỗ. Bào cũng có nhiều thứ: bào khẩu, bào thẩm, bào cóc cong, bào chỉ, bào chéo, bào áp nhàn, bào toán, bào soi.

1() Viện ngôn ngữ, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 2004. Tr. 131.

(2) Sđ d. Tr. 491.

+ Nạo: là một loại dụng cụ đợc làm từ những tấm thép, có một số loại nh: nạo chéo, nạo tròn, nạo bằng.

+ Dũa (giũa): dụng cụ bằng thép tôi, có khía ráp dùng để mài vật khác cho sắc hoặc cho nhẵn. Dũa có dũa gai, dũa trơn và dũa với các mặt dũa khác nhau.

+ Khoan: dụng cụ để tạo lỗ bằng cách xoáy sâu dần. Có nhiều loại khoan: khoan vo, khoan dây, khoan quay tay là phổ biến.

+ Đục: dụng cụ gồm một thanh thép, đầu có lỡi sắc và một chuôi cầm, dùng để tạo thành những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn nh gỗ, đá, kim loại. Đục của thợ chạm khắc có nhiều loại: đục hạt, đục một, đục vũm và chàng là các loại đục dùng để đóng đồ. Bộ đục dùng để tạo hình có nhiều loại: đục xén, đục chéo, đục móng, đục tỉa, đục tách, cò nền, cò kéo. Các loại đục đều có tông (cán) thờng làm bằng gỗ rắn chắc.

Bộ đồ nghề này khi thửa phải rất chú ý để tránh “ Non quằn, già mẻ” và nhiều khi để tạo ra những đờng chạm hay sản phẩm vừa ý, nhiều ngời thợ giỏi phải tự làm lấy hoặc đặt riêng cho mình bộ đồ nghề của mình.

Ngoài ra bộ đồ nghề còn có thêm nhiều thứ khác nữa: dùi, búa, đinh, kìm, tuốc - vít.

- Một số tên sản phẩm chung:

+ Sập: đồ dùng để nằm, bằng gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm. + Tủ chè: tủ dài và thấp dùng để đựng ấm chén và bày các đồ vật đẹp, quý. + Lèo: diềm gỗ ở tủ, sập, giờng.có chạm trổ để trang trí.

+ Hoành phi: biển gỗ có khắc chữ Hán lớn, thờng treo ngang giữa gian nhà để thờ hoặc để trang trí.

+ Câu đối: vật trang trí để thờ làm bằng hai tấm gỗ, hai mảnh vải hoặc giấy dài có viết hai câu đối, treo thành cặp song song với nhau.

2.1.3.1 Chạm khắc

Các công cụ trong nghề chạm khắc gồm:

- Bàn thao tác: dùng để đặt phôi liệu trên bề mặt trong quá trình chạm khắc gỗ.

- Ghế ngồi thao tác (ở Đồng Kỵ thợ chạm khắc thờng ngồi trên chiếu thay cho ghế ngồi thao tác).

- Chàng tách: dùng để trổ, tách nét, tách những đờng nét khoanh lợn mà các dụng cụ khác không thể thực hiện đợc.

- Các loại đục: đục bạt, đục doãng, đục vụm, đục tách.

- Dùi đục: thanh gỗ ngắn hình thô, to, dùng để nện lên chàng, đục. - Đá mài

- Nạo

- Và một số những công cụ khác: giấy nhám, giấy ráp.

Muốn tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và phức tạp cần phải trải qua 3 giai đoạn: thiết kế, sản xuất, đánh bóng với đầy đủ 15 công đoạn: nghiên cứu bản vẽ mẫu, chọn gỗ dùng để chạm khắc, pha phôi gỗ, vạch mẫu chính diện, đục vỡ theo mẫu chính diện, vạch mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện, đục vỡ theo mẫu mặt chuẩn bên, vạch mẫu các mặt còn lại, đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại, đục vỡ tạo dáng, gọt, hoàn thiện dáng và cấu trúc, nạo, tỉa, đánh bóng sản phẩm. Đối với những sản phẩm đơn giản có thể bỏ qua một số công đoạn hoặc thay đổi trình tự của một số công đoạn nhng vẫn đảm bảo chất lợng của sản phẩm.

Nghiên cứu bản vẽ mẫu

Muốn tạo ra đợc một sản phẩm chạm khắc gỗ hoàn hảo, trớc hết đòi hỏi phải có một bản thiết kế đẹp, chi tiết, tỉ mỉ về quy cách hình dáng, trang trí mỹ thuật với những đặc tính riêng của loại hình điêu khắc nên bản vẽ cũng có những đặc điểm riêng: - Phần nổi và phần chìm trên bản vẽ phải đợc thể hiện, phần gỗ đợc giữ lại và phần gỗ bị khoét đi trên sản phẩm cũng phải đợc thể hiện.

- Phần xa và phần gần trên bản vẽ đợc thể hiện, phần gỗ bị khoét đi và phần gỗ đợc giữ lại trên sản phẩm cũng vậy.

Nghiên cứu bản vẽ là công đoạn ngời thợ phải nắm vững mẫu sản phẩm sẽ gia công và cấu trúc toàn bộ sản phẩm cả các phần nổi, phần chìm. Nghiên cứu bản vẽ xong phải vạch mẫu trên những tấm bìa mỏng theo đúng kích thớc và chi tiết của bản vẽ. Khi nhận đợc mẫu để chạm khắc, ngời thợ cần chú ý tới bố cục tổng thể của mẫu: tỷ lệ, kích thớc trên mẫu, những phần lồi, lõm trên mẫu.

Chọn gỗ dùng để chạm khắc

Gỗ dùng cho chạm khắc thờng là: gụ, trắc, vân xa, lát, cẩm lai, lõi mít, pơ mu, re, giổi, thừng mực và các loại gỗ mịn thớ khác để chạm khắc các sản phẩm thông thờng. Trong các công trình kiến trúc ngời ta cũng có thể chạm khắc trên các chi tiết gỗ lim, nghiến trong quần thể kiến trúc. Còn ở Đồng Kỵ, từ xa đến nay th-

ờng dùng bốn loại gỗ chính: gỗ gụ, gỗ hơng, gỗ mun, gỗ trắc để sản xuất ra các chủng loại mặt hàng xuất đi các tỉnh khác trong cả nớc và xuất khẩu ra nớc ngoài. Hiện nay, do nhu cầu của con ngời ngày càng thay đổi nên mẫu mã sản phẩm cũng thay đổi không ngừng, từ đó có thêm một số loại gỗ cũng đợc sử dụng rộng rãi hơn xa nh: thị, nhãn.

Khi chọn gỗ cần chú ý: Sản phẩm chạm khắc gỗ là một hàng cao cấp, nhiều sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp và tinh vi do vậy nguyên liệu để làm ra loại sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu về chất lợng. Chính vì lí do này mà gỗ dùng để tiến hành chạm khắc phải là loại gỗ không có dác (nghĩa là chỉ lấy phần lõi gỗ, loại bỏ phần dác) có vân đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít nứt.

Ngoài ra, cũng phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất và yêu cầu của sản phẩm mà chọn gỗ cho phù hợp:

- Những sản phẩm chạm khắc gỗ cần gỗ chắc, dai, không nứt, màu sẫm nh: lèo tủ chè, bệ tủ chè, bệ sập.thờng là gỗ gụ.

- Muốn sản phẩm có vân thớ đẹp, bóng, mịn thờng dùng gỗ cẩm lai, vân xa.

- Sản phẩm chạm khắc làm bằng gỗ pơ mu, hoàng đàn vừa bóng đẹp vừa có h- ơng thơm thờng đợc dùng chạm các đồ thờ.

- Làm tợng màu vàng dùng gỗ mít, tợng có màu trắng thờng dùng gỗ bởi.

Pha phôi gỗ

Tính kích thớc tổng thể (dài, rộng, cao) của sản phẩm bao giờ cũng nhỏ hơn kích thớc phôi liệu vì nó có độ d gia công. Tuy nhiên, ta không thể để lợng d gia công tùy tiện. Bởi vì nếu để lợng d gia công quá lớn sẽ gây ra lãng phí gỗ, lãng phí công lao động do phải đục đẽo phần gỗ bỏ đi quá nhiều làm giảm năng suất lao động, nâng cao giá thành sản phẩm. Ngợc lại, nếu để lợng d gia công quá ít thì dễ sai quy cách, kích thớc hoặc không đảm bảo chất lợng sản phẩm do lợng gỗ d trong quá trình gia công ít rất khó có thể sửa sang, đánh bóng.

Yêu cầu kĩ thuật pha phôi: mặt phôi sau khi pha phải thẳng, nhẵn, chuẩn xác theo đờng vạch mực, không để mặt phôi lồi lõm, nham nhở hoặc sơ sớc, rạn nứt.  Vạch mẫu mặt chính diện

Mặt chính diện là mặt phải trớc của sản phẩm. Mặt chính diện yêu cầu không đợc khuyết tật, có thớ vân đẹp, không xoắn thớ để gia công đợc thuận tiện.

Mẫu vạch là tấm bìa đã đợc trổ theo hình dạng kích thớc và chi tiết của vật mẫu chạm khắc, mực vạch mẫu phải chọn sao cho rõ nét với phần gỗ phôi liệu

Trình tự vạch mẫu trên mặt chính diện:

- Đặt phôi nằm ngay ngắn trên bàn (mặt chuẩn ở trên). - áp mặt mẫu bìa trên mặt chuẩn chính diện.

- Vạch mực đờng bao quanh sản phẩm.

- Vạch mực các chi tiết từ trên xuống, từ trái sang phải.  Vạch mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện

Trong kỹ thuật gia công các chi tiết mộc, việc chọn mặt chuẩn bên cũng rất quan trọng trong khi gia công cơ giới cũng nh gia công bằng phơng pháp thủ công. Nhng trong kỹ thuật chạm khắc, khi chạm khắc tợng ngời hay con giống thì ngời thợ cần phải vạch mực cả 4 mặt. Cho nên, việc chọn mặt chuẩn, chính xác rất quan trọng; còn các mặt đối diện các mặt chuẩn hay các mặt bên đơng nhiên đã đợc xác định sau khi đã chọn mặt chuẩn chính.

Tuy nhiên, để chạm khắc chính xác sau khi đã chọn đợc mặt chuẩn chính ng- ời ta chọn mặt chuẩn bên vuông góc với mặt chuẩn chính vào phía trái sản phẩm tùy theo mức độ phức tạp bên trái hoặc bên phải sản phẩm. Thờng chọn bên nào có nhiều chi tiết khó hơn làm mặt chuẩn bên.

Đục vỡ theo mẫu mặt chính diện

Trong nghề chạm khắc gỗ, đục vỡ có vai trò rất quan trọng, nó tạo dáng vóc của sản phẩm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dáng vóc sản phẩm sơ chế cho nên khi đục vỡ phải để lại lợng d gia công nhất định dành cho khâu gọt, nạo, tỉa và đánh bóng sau này. Nhát đục phải sắc nhọn không đợc để xơ xớc gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ.

Công cụ gồm các loại đục, chàng và dùi đục. Ngời thợ thờng đục vứt bỏ những phần gỗ lớn không thuộc sản phẩm trớc. Yêu cầu dụng cụ phải sắc, lựa theo chiều thớ để đục bỏ đi từng phần gỗ gọn gàng, sạch sẽ, không đục lan man, đục phần nào gọn phần đó, phải tạo dáng của sản phẩm sau đó đục vỡ những chi tiết quan trọng của sản phẩm trớc, tiếp đến mới đục các chi tiết khác.

Đục vỡ theo mẫu mặt chuẩn bên

Yêu cầu kỹ thuật tơng tự nh đục vỡ ở mặt chuẩn trên. Đặc biệt lu ý tới những đờng nét đã đục vỡ trên mặt chuẩn, để kết hợp tạo dáng vóc hài hòa của sản phẩm ở hai mặt bên còn lại. Cần xác định đúng trục trọng tâm của sản phẩm ở hai mặt và nó là cơ sở để xác định trọng tâm hình khối của sản phẩm.

Vạch mẫu các mặt còn lại

- Vạch mẫu mặt bên còn lại: Lấy đờng bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn chính đã đợc đục vỡ làm đờng chuẩn từ đó vạch mẫu tiếp các phần khác.

- Vạch mẫu mặt sau: Lấy đờng bao chuẩn của chi tiết phía mặt chuẩn bên đã đục vỡ làm đờng chuẩn, từ đó vạch các đờng còn lại. Sau khi vạch mẫu các phần tiếp theo nếu thấy các chi tiết ở cả 4 mặt không khớp nhau về vóc dáng và kích thớc thì ngời thợ phải kịp thời điều chỉnh để phù hợp với khuôn mẫu.

Đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại

Về kỹ thuật đục vỡ tơng tự nh đục vỡ các mặt trớc. Cần lu ý rằng khi đục vỡ xong các mặt còn lại ta đợc sản phẩm ở dạng cơ bản. Nghĩa là sản phẩm phải đạt đ- ợc yêu cầu về tỷ lệ, kích thớc, dáng vóc hài hòa, cân đối ở tất cả các mặt đảm bảo có trục cơ bản, có trọng tâm đúng nh sản phẩm mẫu. Vì vậy, khi đục vỡ các mặt còn lại phải khéo léo, kết hợp các đờng nét, kích thớc chi tiết của sản phẩm ở tất cả các mặt. Nếu không sản phẩm sẽ méo mó rất khó khắc phục, sửa chữa.

Đục vỡ tạo dáng

Sản phẩm chạm khắc từ tợng ngời đến con giống hay lèo bệ tủ phải có bố cục dáng vẻ hài hòa cân đối. Sau khi đục vỡ cả 4 mặt rất ít khi sản phẩm đã hoàn thiện về vóc dáng và kích thớc chi tiết. Chính vì vậy, bớc này nhằm mục đích sửa sang những thiếu sót sinh ra trong quá trình đục vỡ. Yêu cầu đục vỡ tạo dáng phải làm cho sản phẩm có dáng vóc, kích thớc các chi tiết nh nguyên mẫu trớc khi tiến hành các khâu gia công khác.

Đục vỡ tạo dáng là khâu sửa sang chi tiết cho nên công cụ thờng dùng các loại chàng đục loại nhỏ, yêu cầu các nhát đục phải nhẹ tay và dụng cụ phải sắc.

Gọt

Gọt nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có kích thớc chuẩn, đồng thời làm cho sản phẩm chạm khắc sạch sẽ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lợng cho các khâu sau. Công cụ thờng dùng để gọt là các loại chàng hoặc đục.

Hoàn thiện dáng và cấu trúc

Để chạm khắc đợc một sản phẩm có chất lợng cao phải đặc biệt chú ý tới dáng và cấu trúc sản phẩm nên trớc khi tiến hành hoàn thiện các chi tiết ta phải tiến hành hoàn thiện dáng và cấu trúc. Dụng cụ là các loại chàng đục sửa lại những chi tiết còn thiếu sót so với bản vẽ mẫu.

Nạo

Nạo là bớc gia công làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm. Thao tác nạo phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công cụ là các loại nạo với nhiều kích thớc to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào kích thớc chi tiết cần nạo. Thao tác nạo phải xuôi theo chiều thớ

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống chạm khảm gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh với sự phát triển Du lịch (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w