- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」
1.4.1. Hành vi đề nghị và chiến lược lịch sự trong đề nghị
Đề nghị là hành vi mà người nói (S) muốn người nghe (H) làm một việc gì đấy vì lợi ích của người nói. Trong hệ thống phân loại hành vi ngôn từ, hành vi đề nghị được hiểu theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp thì hành vi đề nghị gồm ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả. Hiểu theo nghĩa rộng hành vi đề nghị gồm ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả, xin phép, mời mọc. Trong luận văn này, chúng tôi xác định nhận diện hành vi đề nghị theo nghĩa rộng, tức là bao gồm tất cả những biểu hiện ngôn từ mà S đưa ra để yêu cầu H làm một việc gì đó, bất kể việc đó mang lại lợi ích cho ai.
Vậy dựa vào tiêu chí nào để nhận diện lời đề nghị trong chuỗi lời nói? Chúng tôi chủ trương nhận diện lời đề nghị một mặt dựa vào các quy tắc cấu tạo, mặt khác dựa vào mối quan hệ với các hành vi khác trong chuỗi hội thoại. Do đó, để nhận diện một phát ngôn nào đó là lời đề nghị trước hết căn cứ vào hành động trả lời bằng lời (bằng lời, không bằng lời) của H, tức là dựa vào cặp liền kề “đề nghị- trả lời”.
VD: Một người con gái làm lễ tân ở câu lạc bộ Piano đề nghị Youko đánh một bản nhạc. Ở đoạn hội thoại này, người đưa ra đề nghị không sử dụng dạng thức ngôn ngữ tiêu biểu cho hành vi đề nghị trong tiếng Nhật là: động từ dạng “-te kudasai” (“My one and only love” wo hiite kudasai [My one and only loveを弾てください]) mà chỉ đưa ra yêu cầu giống như sự gợi ý.
- My one and only love wa
「My one and only loveは」
(Thế bản “My one and only love” thì thế nào?) - Gomennasai. Wasurechattawa.