- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」
GIÁN TIẾP VÀ LỊCH SỰ TRONG TIẾNG NHẬT
2.2. Gián tiếp một cách thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật
Để tránh hành vi đe doạ thể diện cho đối phương thì hầu như các ngôn ngữ trên thế giới đều có cách nói gián tiếp. Ngôn ngữ càng gián tiếp thì càng đạt mức độ lịch sự, hay nói ngược lại càng muốn lịch sự thì càng phải sử dụng cách nói gián tiếp. Cũng như ở các ngôn ngữ khác, gián tiếp là một sản phẩm xã hội và cũng là một đặc tính ngôn ngữ của tiếng Nhật, bởi người
Nhật thường sử dụng cách nói vòng, nói xa, nói gián tiếp hơn là cách nói trực tiếp. Theo Nakai Fuki, người Nhật tự công nhận là họ giao tiếp theo một cách dụt dè, khuôn sáo, đắn đo và vòng vo [45, tr.100]. Cũng theo kết quả phân tích của Bamlund (Bamlund, dẫn theo Nakai Fuki) về “Nhận thức của người Nhật về những thói quen giao tiếp” thì người Nhật hay sử dụng thói quen giao tiếp như sau: dè dặt, trịnh trọng, đề phòng và lảng tránh. Tại sao, người Nhật lại sử dụng cách nói gián tiếp như vậy? Phải chăng đó là do ảnh hưởng của nền văn hoá và do tính cách của dân tộc Nhật. Bởi theo Yuka Shigemitsu [55], trong các cuộc tranh luận thì “sự hài hoà” là một trong những tính cách độc đáo được coi trọng đặc biệt trong giao tiếp của người Nhật. Theo bà, những người tham gia cuộc tranh luận luôn chú ý giữ gìn “sự hài hoà” của không khí tranh luận, và vì vậy họ thường không nói ra ý kiến của mình một cách rõ ràng. Do đó, “sự hài hoà” có nghĩa là cách cư xử, hành động mà không gây tranh cãi, bất kể họ có thật sự nhất trí hay không. Gián tiếp là cách giúp người Nhật tránh đối đầu khi bất đồng ý kiến, tránh việc phải nói ra sự thật không vui, thậm chí tránh được trách nhiệm cho cả bản thân người nói.
VD: Sekei nói chuyện với tổng giám đốc Hasekawa.
S: Sakai soudanyaku to Mizutsusan wo majiete konban nimo mouichido hanashiaitaiga, shouchi shitekuremasune.