Tính gián tiếp trong giao tiếp và gián tiếp trong tiếng Nhật.

Một phần của tài liệu Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối (Trang 29)

- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」

1.3.4. Tính gián tiếp trong giao tiếp và gián tiếp trong tiếng Nhật.

Như chúng tôi đã đề cập, theo Searl thì hành vi gián tiếp là “Một hành vi tạo lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tạo lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp”. Xét về hành động ngôn ngữ thì nó chỉ là một định nghĩa rất gọn ghẽ. Tuy nhiên, theo khảo sát của một số học giả khác, biểu hiện của ngôn ngữ gián tiếp lại vô cùng phong phú. Dehorah Tannen (1989, tr.23) (dẫn lại của Sanae Tsuda [52], dựa vào nguyên tắc lịch sự của Lakoff

để chỉ ra vai trò của gián tiếp trong giao tiếp như sau: “Một đặc trưngcơ bản của ngôn ngữ là những gì các nhà phân tích văn học gọi là sự lược bỏ và các nhà phân tích hội thoại gọi là gián tiếp hay còn gọi là nghĩa hàm ngôn, tức là sự truyền đạt nghĩa không được nói ra”. Theo bà, sự gián tiếp luôn xuất hiện và không thể thiếu được trong hội thoại vì gián tiếp liên quan đến hai lý do chính, đó là giữ được hoà khí trong cuộc thoại và có được mối quan hệ tốt từ

việc hiểu nhau mà người nói không phải nói ra.

Tannen cũng đã đề cập đến tính gián tiếp với tác động qua lại trong hội thoại bao gồm cả việc im lặng được coi là thông điệp đa nghĩa. Và điều này đặc biệt đúng trong giao tiếp tiếng Nhật. Im lặng trong giao tiếp tiếng Nhật không phải là vô nghĩa mà nó mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở chương 2.

Sanae Tsuda đã xây dựng khung lý thuyết cho gián tiếp trong hội thoại dựa vào nguyên tắc cộng tác của Grice (1975), lý thuyết thể diện của Ervin và lý thuyết lịch sự của Brown & Levinson. Theo Sanae Tsuda, gián tiếp (chẳng hạn nói đùa và nói giảm bớt) có các chức năng khác nhau trong hội thoại như tránh sự đối đầu, khai thác thông tin. Theo tác giả thì nói đùa như là sự thể hiện của gián tiếp nhằm mục đích làm tăng sự thân thiện. Tác giả cũng đã phân tích sự khác nhau trong cách nói đùa của người Nhật và các nước phương Tây. Ở phương Tây, người ta nói đùa ở trong công ty để có quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Còn ở Nhật, nói đùa thường được sử dụng trong những cuộc nói chuyện cá nhân với bạn bè thân thiết. Cũng theo tác giả thì trong một xã hội, nơi mà người ta nhạy cảm với người trong nhóm như ở Nhật Bản, sự gián tiếp được sử dụng bởi những người có vị trí cao nhằm mục đích đặt ra một giới hạn sẵn cho người có vị trí thấp hơn, như cách để người đó không thể vượt qua giới hạn này. Trong ví dụ sau đây, người có vị trí thấp hơn muốn nói một điều, mà điều này đã gây áp lực cho

người có ví trí cao hơn. Bởi vậy, người ở vị trí cao hơn (tổng giám đốc) đã dùng cách nói gián tiếp như cách để chặn trước điều đó.

VD: Tổng giám đốcHasekawa nói chuyện với Shimamura. Shimamura là người phản đối kế hoạch sát nhập giữa ngân hàng Mitsubishi và Daiichi.

N: Kimiga korehodo wakarazu ya datowa omowanaikatta.

Một phần của tài liệu Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)