Tính tôn t

Một phần của tài liệu Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối (Trang 97)

- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」

3.3.2.Tính tôn t

NHỮNG BIỂU HIỆN GIÁN TIẾP TRONG ĐỀ NGHỊ VÀ TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT

3.3.2.Tính tôn t

Những phân tích ý nghĩa của REI (Lễ) ở chương 2 phần 2.1 cho thấy xã hội Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo. Do đó, mọi hành vi cư xử đều nhất thiết phải theo đúng “phận - mibun” của mình, phải theo lễ: trên ra trên, dưới ra dưới. Vô hình trung mối quan hệ giữa việc xác định thân phận (hay vị trí xã hội) và từ “phận” đã điều chỉnh hành vi ngôn ngữ, và nó trở nên quan trọng đặc biệt trong tiếng Nhật. Và cái “thân phận - mibun” của mỗi con người trong tầng bậc xã hội Nhật Bản đã được hoá thân vào nghi thức ứng xử, chế ước các hành vi giao tiếp, tạo nên văn hoá ứng xử đặc trưng. Đối với đối tượng giao tiếp là người có vị trí xã hội cao hơn so với người nói, thì người nói phải sử dụng Keigo (kính ngữ) để bày tỏ sự kính trọng đối phương, cũng có thể sử dụng kèm dạng Kenjougo (khiêm nhường) tức là hạ thấp vai trò vị trí của mình để gián tiếp đề cao đối phương. Riêng trong đề nghị và từ chối thì ngôn ngữ lịch sự chính là gián tiếp.

Ý thức tôn ti của người Nhật Bản cũng đã trở thành tiêu chí bắt buộc trong hành vi ngôn ngữ. Lịch sự là phạm trù chung của mọi ngôn ngữ trên thế giới, nhưng quan niệm thế nào là lịch sự và biểu hiện ra bằng hành vi ngôn từ thì lại tuỳ thuộc vào tâm lý dân tộc, vào từng xã hội và thói quen phong tục. Lịch sự là văn hóa dân tộc. Lịch sự trong tiếng Nhật trước hết là nhận thức tôn ti, do đó nó bắt buộc nhân vật giao tiếp là bề dưới phải bày tỏ sự kính trọng bề trên (Kei) và sự khiêm tốn (Hikaeme) của chính mình, phù hợp với các chuẩn mục xã hội. Còn nhân vật giao tiếp là bề trên, tuy không

chịu sự bắt buộc này, nhưng để được sự đánh giá tốt của cộng đồng, anh ta cũng phải tỏ ra lịch sự và khiêm nhường.

Trong hành vi ngôn ngữ, nơi tập trung mọi quy tắc xã hội, tôn ti là tiêu chuẩn lịch sự mang tính bắt buộc đối với cấp dưới, vị thế càng thấp, gián tiếp ở hành động đề nghị hay từ chối càng ở mức độ cao. Nghĩa là, qua biểu hiện gián tiếp trong ngôn ngữ của các bên giao tiếp, có thể hiểu quan hệ trên dưới. Điều này giải thích sự hiện diện bắt buộc các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong chiến lược từ chối và đề nghị của tiếng Nhật như cách mà nhân vật Nishimurra đề nghị cấp trên ở hội thoại 1 và cách nhân vật Shimamura từ chối cấp trên trong hội thoại 2.

1. Nishimura nói với tổng giám đốc Hasekawa.

Ni: Mitsubishi guruppu no chikara wo kagaemasuto, jittai wa kyushuugappei dewanaika tosuru iken mo wakaru youna ki ga shimasuga…

「三菱グループの力を考えますと、実態は吸収合併ではないかとする

意見もわかるような気がしますが…..

(Cứ nghĩ đến sức mạnh của tập đoàn Mitsubishi là em cảm giác như là đã hiểu được ý kiến cho rằng phải chăng trên thực tế thì Daiichi bị Mitsubishi thôn tính…)

Na: Nishimurakun, Daiichi ginkou ga kyushuu sarechau nante kotoga kangaeraremasuka. Mitsubishi wo gappei no aite toshite eranda nowa, kinyukiai de riidaashippu no toreru sekaiteki kibo no ginkou no shutugen ga taibou sarete iru to kangaeta karadesu.

「西村君、第一銀行が吸収されちゃうなんてことが考えられますか。三菱を合併の相手として選んだのは、金融界でリーダーシップのとれ 三菱を合併の相手として選んだのは、金融界でリーダーシップのとれ る世界的規模の銀行の出現が待望されていると考えたからです」

(Nishimura này, cậu có thể nghĩ được là ngân hàng Daiichi bị Mitsubishi thôn tính không? Việc chọn Mitsubishi làm đối tác sát nhập là do tôi nghĩ rằng mọi người đang mong đợi sẽ xuất hiện một ngân hàng có quy mô toàn cầu có thể chi phối lĩnh vực tài chính. )

(29, tr.276)

Nhân vật Nishimura trong hội thoại 1 không muốn ngân hàng Daiichi sát nhập với ngân hàng Mitsubishi vì lo sợ rằng ngân hàng của mình sẽ bị ngân hàng Mitsubishi thôn tính, nên đã dùng hành động tại lời là trần thuật để gián tiếp đề nghị tổng giám đốc Hasekawa suy nghĩ đến đối tác sát nhập. Quan hệ của Nishimura và Hasekawa là quan hệ giữa một cấp trên và một cấp dưới. Do đó, cũng có thể thấy tính tôn ti trên dưới được thể hiện rõ qua hành động ngôn từ của Nishimura. Anh ta đã vận dụng đồng thời nhiều phương tiện gian tiếp: động từ thể lịch sự “masu”(kangaemasu) kết hợp với dạng ngập ngừng trong chuỗi lời nói để thăm dò thái độ của cấp trên. Bằng cách nói này, anh ta đã thể hiện được thái độ kính trọng bề trên của mình.

2. Giám đốc phát triển Sonehara hỏi Shimamura.

Sonehara: Shimamurasan, muri shinakutemo iindesuyo.Gorufu nante, itsu dekimasuka.

「島村さん、無理しなくてもいいですよ。ゴルフなんて、いつできますか」 すか」

(Shimumura này, không đi được cũng không sao. Thế thì bao giờ mới có thể chơi gôn được.)

Shimamura: Ichido owari shiteoite, moushiwakegozaimasen. Wagamama bakari moishimashite. Yotei ga oari nara akiramemasuga, kibarashi ni zehi otsukiai kudasaimasenka. .

「一度お断りしておいて、申し訳ありまあせん。わがままばかりもうしまして。予定がおありならあきらめますが、気晴らしにぜひお付き しまして。予定がおありならあきらめますが、気晴らしにぜひお付き 合いくださいませんか。」

(Em xin lỗi vì đã từ chối một lần rồi. Em toàn nói những lời không phải. Nếu có dự định gì thì em sẽ quyết định ngay, khi nào tiện xin giám đốc hãy cho em đi cùng.)

(29, tr.116)

Nhân vật Shimamura đã hẹn đi chơi gôn với Sonehara, giám đốc phát triển ngân hàng Daiichi vào chủ nhật tuần này, nhưng do có việc bận nên đã từ chối và Sonehara đã hỏi Shimamura bao giờ có thể đi chơi gôn được. Cũng giống như hội thoại 1, quan hệ của Shimamura và Sonehara là quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên. Do đó, ta cũng thấy rõ quan hệ tôn ti trên dưới được thể hiện qua hành động ngôn từ của Shimamura. Anh ta đã dùng biểu hiện kính ngữ như: “moshiwakearimasen” (xin lỗi) là từ lịch sự của “sumimasen”, dạng kính ngữ của thể mệnh lệnh có công thức “o + V+ kudasai ” (xin hãy…) để đề cao vai trò vị trí xã hội của Sonehara, hạ thấp vai trò vị trí xã hội của mình và kết hợp cách lối nói vòng vo - chiến lược chí hoãn (chưa biết bao giờ có thể đi chơi gôn cùng với Sonehara được), để từ chối không đi. Bằng cách nói này, anh ta vẫn thể hiện được đích từ chối, đồng thời vẫn thể hiện được thái độ tôn kính bề trên, không ảnh hưởng tới quan hệ trong công việc.

Theo quy tắc xã hội, đối với vai giao tiếp là bề trên thì việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong đề nghị và từ chối là không bắt buộc như trong hội thoại sau:

Kawai, thành viên hội đồng quản trị gọi điện thoại cho Mori Mo: Hai. Sougoukikakuno Mori desu.

Một phần của tài liệu Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối (Trang 97)