- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」
GIÁN TIẾP VÀ LỊCH SỰ TRONG TIẾNG NHẬT
2.3.2. Ngập ngừng cho đến im lặn g biểu hiện tối cao của gián tiếp tiếng Nhật
đối đầu khi khác ý kiến với đối phương, bằng cách đó để thể hiện thái độ lịch sự, khiêm tốn của mình phù hợp với quy tắc xã hội.
2.3.2. Ngập ngừng cho đến im lặng - biểu hiện tối cao của gián tiếp tiếng Nhật Nhật
Trong danh sách các biểu hiện gián tiếp mà chúng tôi liệt kê trong bảng trên thì 13 biểu hiện đầu thuộc về gián tiếp bằng ngôn từ, còn biểu hiện thứ 14 và 15 trong danh sách thường được sử dụng kèm với phương thức ngập ngừng im lặng sẽ được khảo sát riêng ở mục này. Chúng tôi nhận thấy biểu hiện thứ 14 và 15, ngoài chức năng tránh đối đầu như 13 phương thức trên còn có chức năng đặc biệt như khảo sát sau đây.
2.3.2.1. Ngừng ngừng, im lặng để nhường quyền phát ngôn cho đối phương
Biểu hiện gián tiếp này được chúng tôi tách riêng thành một mục, bởi tính đặc biệt của nó. Nếu như các phương thức kia là biểu hiện ngôn từ thì đây lại là biểu hiện giao tiếp ít (ngập ngừng) hoặc không (im lặng) hiện diện ngôn từ. Nhưng nó cũng không phải là giao tiếp bằng cử chỉ. Khác với một số dân tộc, đối với người Nhật, im lặng là một cách giao tiếp, và “là một đặc trưng của giao tiếp tiếng Nhật”. Họ cho rằng “nếu gián tiếp nghĩa là nói một đằng nghĩa một nẻo thì im lặng có thể coi là một nghĩa nào đấy được nói ra không phải bằng lời” (Nakai Fuki). Rất nhiều học giả nhất trí với điều này. Lebra đã khẳng định rằng sự im lặng là một kho tàng ý nghĩa phong phú trong giao tiếp tiếng Nhật. Còn Ishi thì cho rằng “trong khi con người ở những nền văn hoá khác coi ngôn ngữ là tất cả các phương tiện giao tiếp, thì đối với người Nhật, ngôn ngữ chỉ là một phương tiện giao tiếp” (Dẫn theo Nakai Fuki, tr.102). Có ba cách im lặng:
- Ngập ngừng trong chuỗi giao tiếp
- Dùng khoảng lặng trong chuỗi giao tiếp (dừng lại trong chuỗi giao tiếp) - Im lặng hoàn toàn
(Trong 3 biểu hiện trên, 2 biểu hiện đầu được chúng tôi ghép lại làm một là phương tiện thứ 14 trong bảng trên.)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Nhật rất miễn cưỡng để diễn tả ý tưởng và cảm giác của mình một cách rõ ràng, vì họ sợ rằng có thể làm tổn hại đến không khí hài hoà giữa các cá nhân với nhau, do đó họ tránh những đối đầu không cần thiết từ những cuộc trò chuyện. Chính vì vậy, những chỗ ngập ngừng là cách hỗ trợ người nói tập trung vào hội thoại. Trong tiếng Nhật, những từ ngập ngừng như a, ja, sa, eto, ano... luôn đứng ở đầu câu, còn tín hiệu ngập ngừng khác như desuga, desunode, desushi... thì đứng ở cuối câu.
Sự ngập ngừng cũng là một trong những cách mà người Nhật thể hiện rằng người nói đang lịch sự đối với người đối thoại. Trước hết, đó là sự nhường quyền phát ngôn cho đối phương. Và biểu hiện này hoàn toàn phù hợp với xu hướng lịch sự như miêu tả trong thuyết lịch sự: chỉ bề trên mới được đưa ra các lượt lời nhiều hơn, lượng ngôn từ nhiều hơn. Vậy, rõ ràng người Nhật có lí khi họ tự bỏ quyền phát ngôn của mình để nhường cho đối tác, bằng cách đó mà hạ thấp vị thế của mình, nâng vị thế của đối phương lên.
VD: Bộ trưởng bộ giao thông vận tải nói chuyện với Hyama, giám đốc hãng hàng không quốc gia về vấn đề công nhân đình công đòi tăng lương.
B:Suto no shubousha wa dareda.