- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」
NHỮNG BIỂU HIỆN GIÁN TIẾP TRONG ĐỀ NGHỊ VÀ TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT
3.3.1. Thể hiện tính tương tác trong cộng đồng
Như kết luận của rất nhiều học giả, người Nhật có tâm lý tập đoàn (group psychology, shuudan shinri-集団心理). Các quan niệm về lịch sự trong tiếng Nhật, như đã phân tích ở chương 2, phần 2.1 đã chứng minh cho điều này. Phù hợp với nó, tính gián tiếp trong tiếng Nhật luôn chịu tác động của quy tắc xã hội, chứ không phụ thuộc vào bất cứ cá thể nào. Nói cách khác, mỗi cá thể đều phải phụ thuộc vào cộng đồng mà đối phương là một đại diện trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Vị thế xã hội của một người được xác lập trên các vai quan hệ của người đó. Con người tổng hoà của các mối quan hệ, cùng một lúc có thể gánh rất nhiều vai mà ứng với một vai là cách sử dụng các hành vi ngôn ngữ khác nhau. Do đó khi nói chuyện tuỳ vào đối phương có những cách nói khác nhau. Đối phương là người lớn tuổi, hay là người có vị trí xã hội cao như giám đốc, trưởng phòng, … thì sử dụng kính ngữ, tức là cách nói đề cao vai trò vị trí của đối phương, hạ thấp vai trò vị trí của mình để tỏ ý kính trọng và lịch sự đối với đối phương. Kính ngữ (keigo) là một trong những phương tiện ngôn ngữ biểu thị sự lịch sự của tiếng Nhật. Trong kính ngữ lại chia thành các thể như tôn kính (sonkeigo), khiêm nhường (kenjougo) và thể lịch lịch (teineigo). Tuỳ theo quan hệ giao tiếp mà sử dụng một trong những thể của Keigo cho phù hợp. Việc vận dụng thể nào, cũng như sử dụng ngôn ngữ trực tiếp hay gián tiếp, gián tiếp ở mức
độ nào…đều phải theo quy định của xã hội, được điển chế hoá thành khuôn mẫu cho tất cả mọi thành viên. Trong kiểu hành động dễ đe doạ thể diện như đề nghị, từ chối, ngôn ngữ gián tiếp càng phát huy hiệu lực. Hãy xem các ví dụ dưới đây.
1. Shimamura nói với chủ tịch Inoue
S: Kaichoo kara Mitsubishi tono gappei niwa hantai dato toodori ni tsutaete itadakemasenka.