Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán nhằm tạo ra tiền đề trước khi tiến hành cuộc kiểm toán, giai đoạn này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và kết quả kiểm toán của công ty. Hàng năm công ty tiến hành gửi thư chào hàng tới khách hàng của công ty, bao gồm cả những khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ, trong thư chào hàng công ty sẽ giới thiệu năng lực của công ty bao gồm các dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp cũng như những thành viên trong ban lãnh đạo và các KTV. Qua đó công ty sẽ tiếp cận tới khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, nhận diện các lắ do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và đạt được một hợp đồng kiểm toán.
Trước hết, KTV phải đánh giá xem liệu có nên chấp nhận kiểm toán hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng, công việc này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới rủi ro cho hoạt động kiểm toán của công ty. Trong bước công việc này KTV sẽ áp dụng các câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đánh giá khách hàng cũ và khách hàng mới
để áp dụng xem có nên chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Đối với khách hàng mới do là năm đầu tiên kiểm toán nên KTV cần tiến hành liên lạc với KTV tiền nhiệm để trao đổi về những thông tin liên quan tới tắnh liêm chắnh của ban giám đốc, những bất đồng giữa ban lãnh đạo với KTV trước đó, lắ do khách hàng thay đổi công ty kiểm toán. Đối với những khách hàng mà trước đó chưa từng có công ty kiểm toán thì cần tìm hiểu các thông tin về khách hàng thông qua sách báo, tạp chắ chuyên ngànhẦ Đối với khách hàng cũ, KTV cập nhật các thông tin mới về khách hàng, những rủi ro có thể xảy ra, những mâu thuẫn, lợi ắch, mức phắ để từ đó có thể cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục kiểm toán cho năm hiện hành hay không.
KTV cần nhận diện những lắ do kiểm toán để xác định quy mô của cuộc kiểm toán cũng như quy mô của việc kiểm toán từng khoản mục trong đó có khoản mục doanh thu để bố trắ nhân sự cho phù hợp. Sau khi xem xét các vần đề trên sẽ tiến hành lựa chọn đội ngũ cho cuộc kiểm toán. Với khoản mục doanh thu là thường là một khoản mục quan trọng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trong hầu hết các cuộc kiểm toán nên thông thường phần hành này sẽ do trưởng nhóm hoặc KTV có kinh nghiệm thực hiện và còn tùy thuộc vào quy mô và tắnh phức tạp của từng cuộc kiểm toán. Cuối cùng là việc kắ kết hợp đồng kiểm toán giữa hai bên gồm các nội dung như: mục đắch, phạm vi cuộc kiểm toán, trách nhiệm của ban giám đốc, hình thức thông báo kết quả kiểm toán, thời gian tiến hành, giá phắ, cam kết về tắnh độc lập.
1.3.1.2 Thu thập thông tin về khách hàng
Thu thập thông tin chung về khách hàng
Trong phần này KTV tiến hành thu thập những thông tin chung nhất về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm chắnh sách kế toán, đặc điểm về doanh thu Ầ.để có cái nhìn khát quát về ngành nghề công ty được kiểm toán, đặc biệt là khoản mục doanh thu trong công ty. KTV sẽ tiến hành:
- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng thông qua trao đổi với ban lãnh đạo, qua sách báo, tạp chắ.
- Xem lại kết quả kiểm toán doanh thu năm trước
- Xem xét các chắnh sách bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty và các chắnh sách khác có liên quan đến khoản mục doanh thu (chắnh sách trả trước tiền hàng, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại).
- Thu thập các phương thức bán hàng của doanh nghiệp như bán hàng theo phương thức trực tiếp, phương thức gửi bán, bán hàng qua mạng, qua đại lý ký gửi, chuyển hàng chờ chấp nhận...
- Thu thập về chắnh sách kế toán về bán hàng, đặc điểm khoản mục doanh thu của khách hàng (điều kiện ghi nhận doanh thu của khách hàng)
- Tìm hiểu các về các khoản mục doanh thu thường xuyên phát sinh tại đơn vị. - Tìm hiểu quy trình bán hàng Ờ thu tiền của doanh nghiệp, báo giá, chắnh sách phê chuẩn, ưu đãi, khuyến mại...
- Thu thập thông tin về hệ thống đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, chắnh sách bán hàng khách hàngẦ
Bên cạnh đó KTV cũng tiến hành thu thập Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các BCTC, báo cáo kiểm toán năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc, các hợp đồng kinh tế và cam kết quan trọng.
Như vậy, ở phần này, KTV cần nắm rõ và hiểu được ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc điểm và chắnh sách kế toán về HTK để từ đó tiến hành các công việc kiểm toán tiếp theo.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát:
Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giả rủi ro kiểm soát là một công việc quan trọng trong quá trình kiểm toán của KTV. Ở giai đoạn đầu này, KTV sẽ đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng hoặc sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan tới hệ thống KSNB đối với khoản mục này. Ngoài ra KTV kết hợp với phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và dựa vào xét đoán nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm kiểm toán những năm trước (đối với khách hàng cũ) để đánh giá về hệ thống KSNB tại khách hàng. Từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát làm cơ sở thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu.
Bảng 1.2 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu
Câu hỏi Trả lời
1. Có sự thay đổi trong chắnh sách ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không?
2. Việc sử dụng hóa đơn có theo đúng quy định của nhà nước không?
3. Hóa đơn, vận đơn có được theo dõi thường xuyên và đánh số trước không?
4. Chắnh sách giá có được phê chuẩn không? 5. Có sự phân cách giữa bán hàng và thu tiền? 6. Sơ đồ hạch toán doanh thu?
7. Chắnh sách bán chịu, giảm giá hàng bán có được quy định và phê duyệt đầy đủ?
8. Quá trình bàn giao hàng có được tham gia bởi các đối tượng có liên quan
9. Có nhân viên kiểm soát độc lập kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, vận đơn trước khi giao cho khách hàng?
10. Các nghiệp vụ bán hàng có đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan không?
11. Cách thức phân loại các nghiệp vụ DTBH và CCDV có theo những tiêu chuẩn đã quy định không?
12. Công việc đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết DTBH và CCDV và sổ tổng hợp doanh thu, các khoản phải thu có được thực hiện không?
1.3.1.3 Thực hiện thủ tục phân tắch sơ bộ
KTV áp dụng quy trình phân tắch trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro, giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Công việc này thường được thực hiện bởi những KTV có nhiều kinh nghiệm hoặc là trưởng nhóm kiểm toán, thủ tục phân tắch thực hiện gồm phân tắch ngang và phân tắch dọc.
- So sánh số liệu doanh thu kỳ này với kỳ trước theo số tuyệt đối hoặc so sánh giữa các tháng với nhau nhằm tìm xem các biến động bất thường có thể có.
- So sánh số liệu doanh thu thực tế với mức doanh thu dự kiến nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của khách hàng.
- So sánh số liệu doanh thu với mức trung bình ngành để đánh giá khả năng của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tắch dọc: KTV tiến hành tắnh toán một số chỉ tiêu tài chắnh như nhóm chỉ tiêu về tỷ suất doanh lợi, tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay tài sản so với doanh thu và tiến hành so sánh với kỳ trước và các tháng với nhau để xem xét mức biến động xảy ra.
Việc thực hiện thủ tục phân tắch trong giai đoạn này sẽ giúp KTV có thể khoanh vùng trọng yếu, xác định rủi ro kiểm toán liên quan tới khoản mục doanh thu cũng như kiểm toán BCTC.
1.3.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Trong giai đoạn này KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tắnh mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi của cuộc kiểm toán nói chung và của khoản mục doanh thu nói riêng. KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC.
Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tắnh nghề nghiệp của KTV. Việc lựa chọn tỷ lệ càng cao thì có nghĩa là khối lượng công việc càng giảm đi.
Việc xác định mức trọng yếu của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam được quy định như sau:
- Từ 5% - 10% đối với lợi nhuận trước thuế - Từ 0.5% - 3% đối với doanh thu
- 2% đối với tổng tài sản và vốn
Trong đó các tiêu chắ được lựa chọn để ước tắnh mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp, tổng chi phắ, tổng vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng. Việc lựa chọn tiêu chắ căn cứ vào xét đoán chuyên môn của KTV.
Sau đó KTV sẽ phân bổ ước lượng ban đầu về tắnh trọng yếu cho khoản mục doanh thu trên BCĐKT.
Bên cạnh việc xác định mức trọng yếu, KTV cần đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro kiểm toán được xác định theo mô hình: AR = IR x CR x DR
- IR là rủi ro tiềm tàng vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng các sai sót trọng yếu khi tắnh riêng rẽ hoặc tắnh gộp dù có hay không hệ thống KSNB.
Để đánh giá rủi ro này KTV có thể dựa trên đặc điểm kinh doanh của khách hàng và đặc điểm khoản mục kiểm toán. Khi kiểm toán khoản mục doanh thu, ta thấy đây là một khoản mục quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp và có khả năng chứa đựng nhiều sai phạm tùy từng doanh nghiệp nên mức IR này thường được đánh giá cao. Ngoài ra, có thể dựa vào tắnh liêm chắnh của ban giám đốc, kết quả kiểm toán lần trước, tắnh chất của hợp đồng kiểm toán, bản chất các nghiệp vụ kinh tế, các ước tắnh kế toán và số lượng tiền của các số dư tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- CR: Là rủi ro kiểm soát xảy ra do sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục doanh thu trong BCTC khi tắnh riêng rẽ hoặc tắnh gộp mà hệ thống KSNB không ngăn ngừa được hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro này được KTV đánh giá thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng với khoản mục doanh thu.
- DR: Là rủi ro phát hiện xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tắnh riêng rẽ hoặc tắnh gộp mà KTV không phát hiện được trong quá trình kiểm toán.
Các loại rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá khái quát theo yếu tố định tắnh như ỘthấpỢ, Ộtrung bìnhỢ và ỘcaoỢ.
1.3.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán
Trên cơ sở tổng hợp kết quả các bước công việc trên và căn cứ vào chương trình kiểm toán chung của công ty mà KTV thiết kế các bước công việc cụ thể, chi tiết cho cuộc kiểm toán cho khoản mục doanh thu tại từng khách hàng.