Về đánh giá mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán vào kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện (Trang 120)

a. Cơ sở kiến nghị

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 về Ộ tắnh trọng yếu trong kiểm toánỢ, trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề quan trọng giúp cho KTV nhận diện chắnh xác các sai phạm mang tắnh trọng yếu cũng như giảm thiểu các khả năng sai sót xảy ra.

Một thông tin được coi là trọng yếu là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tắnh chắnh xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Các khoản mục khác nhau thì mức độ và tắnh trọng yếu cho từng khoản mục cũng có sự khác biệt.

b. Giải pháp hoàn thiện

Việc đánh giá mức trọng yếu theo một quy trình có sẵn đã giúp cho KTV có cái nhìn khách quan hơn tuy nhiên việc áp dụng mức trọng yếu như nhau cho từng khoản mục là chưa hợp lý. Để đánh giá chắnh xác mức trọng yếu KTV cần phải tiến hành phân bổ mức ước lượng về tắnh trọng yếu cho các khoản mục dựa trên bản chất của chúng cũng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vắ dụ khoản mục doanh thu đối với hầu hết các doanh nghiệp là quan trọng nhưng khoản mục TSCĐ thì

chỉ có những doanh nghiệp sản xuất mới được coi là những khoản mục quan trọng. Do đó, KTV cần phải chú trọng, nghiên cứu về đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét những khoản mục có tắnh chất quan trọng, trọng yếu trong doanh nghiệp. Kết quả của phương pháp này sẽ giúp cho KTV nhận diện chắnh xác được các sai phạm mang tắnh trọng yếu cũng như giảm thiểu các khả năng sai sót xảy ra.

3.3.1.4 Về đánh giá hệ thống KSNB

a. Cơ sở kiến nghị

Trong kiểm toán BCTC, KTV phải đánh giá hệ thống KSNB không chỉ để xác minh tắnh hiện hữu mà giúp KTV hạn chế được rủi ro và thiết kế những thử nghiệm hợp lý.

Theo Chuẩn mực Việt Nam số 400 về đánh giá rủi ro và hệ thống KSNB: ỘKTV phải có đầy đủ và hiểu biết về hệ thống KSNB của KH để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thắch hợ, có hiệu quả. Qua thực tế tại Công ty cho thấy hệ thống bảng câu hỏi sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB đối với HTK đôi khi không phù hợp với loại hình KH và mục tiêu kiểm toánỢ.

b. Giải pháp hoàn thiện

Khi đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng, KTV không chỉ sử dụng chủ yếu vào bảng câu hỏi hệ thống KSNB mà có thể sử dụng kết hợp thêm với hình thức như vẽ lưu đồ hoặc bảng tường thuật. Bảng tường thuật là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của KH. Còn lưu đồ là hệ thống các kắ hiệu hình học với ý nghĩa nhất định được sử dụng để mô tả lại hệ thống KSNB, bao gồm hai loại lưu đồ là lưu đồ ngang và lưu đồ dọc. Việc đánh giá hệ thống KSNB như thế này sẽ giúp KTV có một cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống KSNB đối với HTK của khách hàng từ đó dễ dàng nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB, tạo cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cũng như các thủ tục kiểm tra chi tiết sau này. Việc thực hiện đánh giá hệ thống KSNB đối với những khách hàng thường niên nên tiến hành thực hiện một cách chi tiết, cẩn thận, kỹ lưỡng như với các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Đối với bảng câu hỏi, KTV nên đa dạng hóa các câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, do đó, việc thu thập thông tin và đánh giá về HTKSNB trở nên dễ dàng hơn.

3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán vào kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w