BCTC đối với 2 khách hàng ABC và XYZ.
Như vậy quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ có những điểm giống nhau như sau:
Thứ nhất, đều tuân theo quy trình chung của Công ty bao gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, các công việc thực hiện trong ba giai đoạn tại hai khách hàng đều thực hiện theo đúng quy định chung của Công ty và các văn bản hướng dẫn.
Thứ hai, khoản mục doanh thu là một khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro và phức tạp nên tại hai khách hàng đều được giao cho người có kinh nghiệm nhiều năm trong kiểm toán khoản mục doanh thu thực hiện.
Thứ ba, tại hai khách hàng các công việc kết thúc kiểm toán đều thực hiện như nhau: thu thập, kiểm tra lại kết quả kiểm toán thông qua giấy tờ làm việc, soát xét lại sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, lập BCKT dự thảo và BCKT chắnh thức và Thư quản lý gửi cho khách hàng.
Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của khoản mục doanh thu tại mỗi khách hàng là khác nhau nên các bước công việc thực hiện kiểm toán tại hai khách hàng cũng có những đặc điểm khác nhau:
Về việc đánh giá chấp nhận khách hàng và tiếp tục khách hàng cũ: Trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch do đây là hai khách hàng mới và cũ nên việc đánh giá chấp nhận kiểm toán tại hai khách hàng này cũng khác nhau. Với công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên nên việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán dựa theo bảng câu hỏi áp dụng cho khách hàng mới còn với công ty XYZ là bảng câu hỏi cho khách hàng cũ và thủ tục phỏng vấn BGĐ và kế toán trưởng những thay đổi trong chắnh sách kế toán hay kiểm soát đối với khoản mục doanh thu.
Về việc bố trắ nguồn lực, tại công ty XYZ là khách hàng cũ của Công ty, mặt khác lại hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nhiều nghiệp vụ phức tạp nên việc bố trắ đoàn kiểm toán là 5 thành viên gồm những người đã tham gia kiểm toán tại công ty XYZ việc giúp cho việc thu thập thông tin và cách thức tiến hành kiểm toán sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả cao do sự am hiểu khách hàng trước đó. Còn khách hàng ABC
là khách hàng mới, đồng thời với quy mô vừa và nhỏ lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên số lượng nhân viện kiểm toán chỉ có 3 người.
Về việc tìm hiểu và thu thập thông tin, tại hai khách hàng cũng có sự khác biệt. Do công ty ABC là khách hàng mới nên việc tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, đặc điểm khoản mục doanh thu của khách hàng phải tiến hành nhiều công việc và mất nhiều thời gian hơn so với công ty XYZ là khách hàng cũ đã có sự am hiểu trước đó. Ngoài ra, với việc thu thập thông tin về khoản mục doanh thu, về công ty XYZ sẽ được hỗ trợ từ hồ sơ kiểm toán chung và từ kinh nghiệm của KTV khi thực hiện kiểm toán tại công ty này năm trước, nhờ đó công việc tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.
Về đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu, ở cả 2 Công ty, hệ thống KSNB đối với HTK được đánh giá tương đối hiệu quả, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình nên KTV đều thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, tại khách hàng XYZ, do đặc điểm kinh doanh trong ngành xây dựng khá phức tạp, việc ghi nhận và xác định các khoản doanh thu dựa vào ước đoán chủ yếu và thường mang giá trị lớn nên việc việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành chặt chẽ hơn. Còn khách hàng ABC, do mới thành lập và hoạt động đơn giản, doanh thu hợp đồng không cao nên thiết kế thử nghiệm kiểm soát đơn giản hơn.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT
NAM THỰC HIỆN 3.1 Những ưu điểm trong thực tế
3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch
Để đạt được chất lượng kiểm toán cái được coi là nhân tố mà Công ty quan tâm hàng đầu, bước lập kế hoạch luôn được thực hiện một cách chi tiết, đầy đủ và hợp lý. Từ việc phát hành thư chào hàng đến khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty đã thực hiện đúng theo quy định và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán số 210 - Hợp đồng kiểm toán trong hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. KTV cũng luôn chú trọng thu thập đầy đủ những thông tin về khách hàng nhằm đánh giá và phân tắch được các sự kiện, các hoạt động của khách hàng nhằm phục vụ cho bước kiểm toán khoản mục doanh thu tiếp theo. Đồng thời Công ty luôn cân nhắc lựa chọn đội ngũ KTV phù hợp để việc công việc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, việc bố trắ nhận sự trong quá trình thực hiện cũng giúp cho việc thực hiện kiểm toán diễn ra nhiều thuận lợi. Với độắ ngũ các KTV và các trợ lắ kiểm toán có nhiều kinh nghiệm thực hiện khoản mục doanh thu là một khoản mục phức tạp đã giúp cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó những thành viên trước đây đã tham gia kiểm toán tại đơn vị khách hàng sẽ được bố trắ kiểm toán cho khách hàng đó trong năm tiếp theo đã giúp cho đoàn kiểm toán có nhiều thuận lợi cho công tác thu thập thông tin và thực hiện kiểm toán.
Mặt khác, việc đánh giá hệ thống KSNB được Công ty tiến hành một cách chi tiết mà vẫn đảm bảo linh hoạt theo mẫu bảng câu hỏi giúp KTV có thể dễ dàng tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, từ đó sớm nhận diện được những ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB của khách hàng làm cơ sở xác định rủi ro kiểm soát và thiết kế chương trình kiểm toán đồng thời thu thập thông tin từ những khách hàng khác nhau.
Đối với việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cũng được KTV tiến hành theo hướng dẫn các văn bản của Công ty, giúp KTV có thể khoanh vùng sai sót, giảm thiểu các thủ tục kiểm toán, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng kiểm toán.
Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn của Công ty kết hợp với đặc tắnh riêng biệt của khách hàng giúp KTV có những điều chỉnh phù hợp, giúp cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo được tắnh đầy đủ, độ chắnh xác và tin cậy của các bằng chứng kiểm toán.
3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Quá trình thực hiện kiểm toán được tiến hành theo trình tự đã lập với việc vận dụng các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản linh hoạt bám sát vào chương trình kiểm toán đã xây dựng. Do đó, mà công tác thực hiện kiểm toán diễn ra chủ động, đem lại hiệu quả cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát chất lượng kiểm toán.
Khoản mục doanh thu là một khoản mục khá phức tạp và thường hay xảy ra sai phạm nên việc kiểm toán luôn được thực hiện bởi trưởng nhóm hoặc những KTV có nhiều kinh nghiệm. Do đó việc kiểm toán diễn ra thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phắ và hiệu quả.
Công ty cũng tiến hành các thử nghiệm kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán khi mà rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và trung bình, việc tiến hành thử nghiệm này sẽ làm giảm quy mô việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở giai đoạn tiếp theo giúp KTV tiết kiệm thời gian và chi phắ kiểm toán.
Thủ tục phân tắch được Công ty thực hiện nhằm đánh giá những biến động bất thường liên quan tới biến động khoản mục doanh thu của khách hàng. Trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, KTV luôn ghi chép trên giấy tờ làm việc một cách đầy đủ, cụ thể và khoa học. KTV có đánh tham chiếu từ tờ tổng hợp đến tờ kiểm tra chi tiết để làm cơ sở theo dõi chặt chẽ. Trong các cuộc kiểm toán, công việc này đều do các KTV có kinh nghiệm lâu năm thực hiện.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các thành viên trong nhóm kiểm toán luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, kiểm toán khoản mục doanh thu có thể kết hợp kiểm toán các khoản phải thu hay giá vốn, HTK... Sự phối hợp này giúp giảm thiểu khối lượng công việc phải thực hiện và tránh trùng lặp trong cuộc kiểm toán bảo đảm được thời gian và tiết kiệm chi phắ.
Sau khi thực hiện kiểm toán KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá lại các thông tin thu thập được thông qua việc rà soát lại hồ sơ và giấy tờ làm việc để làm cơ sở đưa ra ý kiến trên BCKT. Việc thực hiện này được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và sau đó là ban giám đốc Công ty trước khi phát hành BCKT chắnh thức. Kết luận kiểm toán trong BCKT chắnh thức được đưa ra một cách độc lập, khách quan, chắnh xác với thực tế tạo được sự tin cậy của người sử dụng. Ngoài ra, KTV còn thực hiện việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC của khách hàng và xem xét mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đó tới quá trình thực hiện kiểm toán của mình.
3.2 Những tồn tại
3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch
Về việc thu thập thông tin của khách hàng
Về việc thu thập thông tin của khách hàng là bước công việc quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc kiểm toán và là cơ sở ban đầu giúp KTV nhận dạng những rủi ro và xác định thời gian cũng như phạm vi cần tiến hành cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, tại Công ty việc tìm hiểu thông tin của khách hàng chủ yếu mới dừng lại ở việc phỏng vấn Ban giám đốc, nhân viên công ty khách hàng và thông tin tại hồ sơ kiểm toán năm trước (đối với khách hàng cũ) và bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng mới mà chưa hoặc ắt tiếp cận với các thông tin bên ngoài. Do đó tắnh khách quan của các thông tin thu thập được vẫn chưa cao.
Về thủ tục phân tắch sơ bộ
Tronggiai đoạn lập kế hoạch, Công ty thường thực hiện thủ tục phân tắch sơ bộ về khách hàng nhưng ở mức độ sơ sài, chưa thấy được xu hướng biến động hay những dự báo về khả năng xảy ra sai phạm. Điều này sẽ khiến KTV mất nhiều thời gian hơn khi tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết tại khách hàng. Nguyên nhân là do phắa khách hàng thường không cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản cho KTV như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,Ầ Chắnh vì vậy mà thủ tục phân tắch sơ bộ thường không thể thực hiện trong giai đoạn này. Thêm vào đó, KTV ắt đưa vào phân tắch sơ bộ liên quan đến đến các số liệu của ngành hay bên ngoài nhằm giúp việc phân loại thông tin tốt hơn.
Về đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
quy trình chuẩn nhưng nó lại không dựa theo bản chất các khoản mục mà đưa ra một mức trọng yếu như nhau đối với các khoản mục. Với cách xác định này, KTV đã làm mất đi tắnh chất quan trọng và trọng yếu của từng khoản mục đồng thời có thể tạo ra các nhận định sai phạm không chắnh xác.
Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là một trong những bước công việc cần thiết nó ảnh hưởng đến thủ tục kiểm tra chi tiết và các bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Công tác đánh giá hệ thống KSNB của Công ty được tiến hành thông qua bảng câu hỏi là chủ yếu được thiết kế chung cho mọi khách hàng. Do đó, việc áp dụng các câu hỏi này mang tắnh máy móc, chưa linh hoạt đối với từng khách hàng và phản ánh đúng các khắa cạnh kinh doanh của khách hàng.
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Khi tiến hành thủ tục phân tắch, KTV chủ yếu phân tắch mức độ chênh lệch giữa các kỳ mà chưa tìm hiểu bản chất, tắnh mùa vụ của khoản mục doanh thu. Đồng thời, khi phân tắch doanh thu chỉ thấy được xu hướng biến động 2 kỳ hoặc các tháng trong năm mà không bổ sung các thông tin trong các kỳ trước nhằm thấy được xu hướng biến động của doanh thu trong 1 thời gian tương đối dài, điều này giúp dự báo doanh thu tốt hơn.
Việc chọn mẫu để tiến hành kiểm tra chi tiết của KTV chủ yếu chọn mẫu dựa theo phương pháp số tiền phát sinh lớn mà bỏ qua số tiền phát sinh nhỏ tuy nhiên đôi khi những sai phạm của một nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu do đó không tránh khỏi sai sót và rủi ro trong quá trình kiểm toán.
3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mặc dù công việc đánh tham chiếu được xây dựng, quy định chặt chẽ tại công ty nhằm giúp cho các trưởng nhóm và các cấp lãnh đạo cao hơn soát xét lại công việc của các KTV, tuy nhiên do thời gian kiểm toán hạn chế nên KTV thường quên không tiến hành đầy đủ công việc đánh tham chiếu, điều này gây khó khăn cho trưởng nhóm khi rà soát lại toàn bộ công việc.
Vấn đề xem xét và tổng hợp các giấy tờ làm việc cũng có nhiều hạn chế do trưởng nhóm không thể có đủ thời gian xem xét hết tất cả các giấy tờ làm việc của các
KTV mà soát xét và đánh giá một cách sơ bộ thông qua việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. Điều này dẫn đến việc KTV có thể thu thập thiếu bằng chứng kiểm toán và gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.
3.3 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.
3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch