Nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 30)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao trình độ sản xuất, trình độ quản lý nói chung nhằm ngày gia tăng kết quả đầu ra của doanh nghiệp.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

1.2.2.1. Nhóm nhân tố chủ quan.

Nhân tố thứ nhất là nhân tố quy mô sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp tức

là nhân tố sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Nếu trong điều kiện giá bán đơn vị sản phẩm không thay đổi thì khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có thể tạo điều kiện cho lợi nhuận cũng tăng lên.

Như chúng ta đã biết quan hệ cung cầu về hàng hóa trên thị trường thay đổi sẽ làm cho giá cả sản phẩm thay đổi. Mặt khác nhu cầu thị trường là có hạn. Nếu như cung sản phẩm của doanh nghiệp lớn hơn cầu sản phẩm của thị trường, buộc doanh nghiệp phải hạ giá bán dẫn đến giảm doanh thu, doanh thu không bù đắp chi phí, tức là lỗ hoặc là không có lợi nhuận.

Vậy đối với nhân tố sản lượng, doanh nghiệp cần nắm thông tin thị trường một cách chính xác về nhu cầu sản phẩm thì mới có thể tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp lên.

Nhân tố thứ hai là nhân tố giá thành sản xuất: Giá thành sản phẩm là biểu

hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất ra sản phẩm mang tiêu thụ. Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào gồm: Lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... và phương tiện kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí sản xuất doanh nghiệp phải chi ra. Do đó có tác dụng trực tiếp đến lợi nhuận cuả doanh nghiệp và có tác động ngược chiều. Nếu giá thành càng tăng, lợi nhuận càng giảm.

Nhân tố thứ ba là nhân tố giá bán hàng hóa dịch vụ cùng toàn bộ các hoạt

động nhằm thúc đầy quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính doanh nghiệp. Do giá bán đơn vị sản phẩm chính là doanh thu tiêu thụ đơn vị sản phẩm nên trong điều kiện giá thành và chất lượng đơn vị sản phẩm không đổi, giá bán tăng sẽ làm doanh thu tăng từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp không nên và không thể đưa giá bán sản phẩm của mình lên trên giá chung của thị trường mà trái lại xu hướng hiện nay là: Lấy giá bán làm chiến lược để chiến thắng trong cạnh tranh, bằng cách hạ giá bán trên cơ sở tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ, nhằm tăng doanh thu dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh. Đó là một chính sách hết sức tiến bộ, đúng đắn, cũng là một trong những hướng cơ bản để giả bài toán “hiệu quả kinh doanh” cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Nhân tố thứ tư là nhân tố kết cấu mặt hàng: Trong điều kiện kinh tế thị

trường, sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu là do thị trường quyết định. Do đó kết cấu mặt hàng của doanh nghiệp phải thay đổi thường xuyên theo yêu cầu của thị trường, nhằm đảm bảo việc sản xuất, tiêu thụ, thực hiện lợi nhuận được ổn định. Và nếu doanh nghiệp tăng được các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhân tố thứ năm là những nhân tố về nguồn lực ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả kinh doanh đó là đầu tư phát triển: nhân lực, thiết bị, công nghệ là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn luôn cần chú trọng và rà soát để có hướng kịp thơì với kinh tế thị trường nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh.

Nhân tố thứ nhất : Thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch vụ của

doanh nghiệp : nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp nằm trong những mặt hàng có nhu cầu cao của thị trường giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn trong việc kinh doanh. Qua đó có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình.

Nhân tố thứ 2: Môi trường cạnh tranh. ở môi trường cạnh công bằng sẽ tạo

cho doanh nghiệp nhiều thuận lợ trong phát triển đồng thời cũng là đòn bẩy giúp doanh nghiệp càng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.

Nhân tố thứ 3 : môi trường pháp lý và các loại thuế. Nếu các yếu tố cố định

khác mà không đổi thì việc tăng thuế hay các khoản phí lệ phí sẽ làm doanh nghiệp giảm lợi nhuận. từ đó dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh có thể bị giảm.

1.2.3. Ý nghĩa của Hiệu quả kinh doanh

1.2.3.1. Đối với xã hội:

Hiệu quả kinh doanh là động lực phát triển đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhà nước thông qua chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bằng nhiều công cụ, trong đó có công cụ thuế. Thông qua việc thu thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) Nhà nước tạo lập được quỹ ngân sách Nhà nước - một khâu quan trọng trong hệ thống tài chính - đóng vai trò là một nguồn vốn trong xã hội, từ đó Nhà nước có thể thực hiện vai trò quản lý tài chính nhà nước của mình như đầu tư vào các ngành mũi nhọn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cầu cống, điện nước...) góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, thực hiện chức năng quản lý đất nước, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội..

1.2.3.2. Đối với doanh nghiệp:

Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả giữ một vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế “lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi” thì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận và nhiệu

lợi nhuận hay không? Với ý nghĩa và kết quả , mục đích, động lực, đòn bẩy của sản xuất - kinh doanh, lợi nhuận được xem là thước đo cơ bản và quan trọng nhất, đánh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 30)