Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đạ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 52)

thông Đại Việt.

Công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt là doanh nghiệp cổ phần hoạt động với mục tiêu chủ yếu là tối đa hóa vốn chủ sở hữu. Nên việc phân tích hiệu quả kinh doanh ở dưới chỉ phân tích các yếu tố về hiệu quả kinh tế - tài chính của công ty.

2.2.2.1. Doanh thu.

Bảng 2.6: Doanh thu công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (tr đồng) Tăng so 2009 % Số tiền (tr đồng) Tăng so 2010 % Doanh thu 30.590 40.550 32,56% 44.520 9,79%

Doanh thu trên vốn

lưu động 11,9 16,4 37,32% 16,7 1,78%

Doanh thu trên vốn

cố đinh. 3,1 3,6 16,25% 3,9 9,84%

Doanh thu trên

tổng tài sản 2,4 2,9 20,83% 3,2 8,4%

Nguồn : phòng tài chính kế toán công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt. Biểu đồ 2.3: Các chỉ số Doanh thu.

- Về doanh thu:

Công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực còn khá mới lạ ở Việt Nam nên doanh thu của công ty còn khá thấp doanh thu qua 3 năm 2009 – 2011 biến động trong khoảng 30 – 40 tỷ. Trong

năm 2010 công ty có sự đột biến trong doanh thu (tăng hơn 32,56%) là do trong năm này công ty đã tiến hành đổi mới công nghệ,với các công nghệ và đã phục vụ tốt hơn cho các khách hàng, qua đó thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn dẫn đến việc doanh thu công ty tăng hơn 10 tỷ tương ứng với 32,56% trong năm 2010.Bước sang năm 2011và quý 1 năm 2012 doanh thu công ty đã dần ổn định ( năm 2011 tăng 9,79% so năm 2010) tuy mức tăng này không cao bằng năm 2010 nhưng cũng cho thấy đúng đắn trong chiến lược kinh doanh mà lãnh đạo công ty đã đề ra.

- Chỉ số doanh thu trên vốn lưu động:

Chỉ số này phản ánh sức sản xuất của vốn cố định của công ty.

Chỉ số này ở công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011 lần lượt là 11,9;16,4;16,7. chỉ số này của công ty có sự gia tăng cho thấy vòng chu chuyển của vốn lưu động của công ty ngày càng cao.Tuy vậy khi nghiên cứu sâu hơn về vốn lưu động của công ty ta có thể thấy vốn lưu động chủ yếu là nguồn tiền mặt để trả lương cho cán bộ công nhân viên. Nên việc phân tích chỉ số này cũng không còn ý nghĩa nhiều.

- Chỉ số doanh thu trên vốn cố đinh.

Chỉ số này phản ánh mức sản xuất của vốn cố định của công ty. Trong cơ cấu tài sản thì tài sản cố định của công ty chiếm tỉ trọng khá lớn (hơn 80%), nên vốn cố định của công ty cũng khá lớn. Nên chỉ số doanh thu trên vốn cố định của công ty rất thấp lần lượt qua 3 năm 2009 – 2011 chỉ là 3,1;3,6;3,9. Chỉ số này của công ty có cải thiện theo chiều hướng tăng nhưng vẫn còn là thấp so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhưng tài sản cố định của công ty có tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản nên sức sinh lời của vốn cố định của công ty còn khá thấp.

- Chỉ số doanh thu trên tổng tài sản(doanh thu trên tổng vốn)

Chỉ số này phản ánh vòng quay của tổng tài sản,chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng trong các năm 2009 – 2011 lần lượt là: 2,4;2,9 và 3,2. vì tài sản của công ty chủ yếu là tài sản cố định nên chỉ số doanh thu trên tổng tài sản có giá trị gần sát với chỉ số doanh thu trên vốn cố định. Chỉ số này của công ty lại nằm trong mức trung

bình ngành. Chỉ số có chiều hướng gia tăng cho thấy công ty đang dần quản lý tốt hơn tài sản của mình và sức sản xuất của tài sản công ty ngày càng cao.

2.2.2.2. Chi phí.

Bảng 2.7 : Tổng quan về chi phí của công ty qua 3 năm 2009 – 2011.

Đơn vị:triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng so

2009 2011 tăng so2010

Tổng chi phí 16.150 23.488 45,4% 27.286 16,2%

Chi phí sản xuất 9.260 14.840 60,3% 16.230 9,4%

Khấu hao tài sản 854 1.021 19,6% 1.125 10,2%

Chi phí lãi vay 216 257 19,0% 361 40,5%

Chi phí bán hàng và quản lý

doanh nghiệp 4.310 6.530 51,5% 7.120 9,0%

Chi phí khác 1.510 840 -44,4% 2.450 191,7%

Nguồn phòng tài chính kế toán công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt.

Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty nên chi phí hoạt động của công ty chủ yếu là chi phí tiền lương cho công nhân viên. Trong năm 2010 do lạm phát cũng như các yếu tố đầu vào gia tăng cao nên công ty cũng đã có chính sách tăng lương cho công nhân viên do đó chi phí hoạt động trong năm 2010 của công ty có mức tăng đột biến( tăng 60,3%) , trong năm 2011 chi phí hoạt động của công ty cũng tăng nhưng với mức tăng thấp hơn 9.4%..

Về tổng chi phí :của công ty trong năm 2010 có mức tăng đột biến 45,4% là

do chi phí đầu vào năm 2010 tăng cao và công ty có chính sách tăng lương cho công nhân viên nhằm tăng đời sống cán bộ công nhân viên công ty.

Về khấu hao tài sản: tài sản cố định của công ty chủ yếu là các phần mềm

cũng như các hệ thống máy chủ nên có số năm khấu hao lớn nên khấu hao của công ty ở mức khá thấp.

Việc ít sử dụng nợ nên chi phí lãi vay của công ty cũng ở mức thấp do đó nên lãi suất cho vay tăng lên khá nhiều nhưng chi phí lãi vay của công ty cũng có gia tăng không đáng kể.

Lợi nhuận

Bảng 2.8 :Lợi nhuận công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua các năm 2009 – 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (Tr. đồng) (Tr. đồng)Số tiền Tăng so 2009 Số tiền (Tr. đồng) Tăng so2010 Doanh thu 30.590 40.550 32,56% 44.520 9,79% Tổng chi phí 16.150 23.488 45,4% 27.286 16,2% - Chi phí sản xuất 9.260 14.840 60,3% 16.230 9,4% - Chi phí bán hàng và quản

và quản lí doanh nghiệp

6.890 9.008 29,05% 11.056 22,7%

Lợi nhuận gộp 21.330 25.710 20,53% 28.290 10,04%

Lợi nhuận sau thuế 10.830 12.797 18,16% 12.926 1,01%

Nguồn:phòng tài chính kế toán công ty.

Từ bảng ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt trong 3 năm 2009 – 2011 có xu hướng tăng với các mức tăng lần lượt là 18.16%( năm 2010 so với 2009) và 1,01% (năm 2011 so với năm 2010). Lợi nhuận của công ty trong năm 2010 có mức tăng đột biến là do trong năm này công ty có mức tăng rất cao (tăng 32,56%) nên cho dù chi phí của công ty trong cùng năm có mức tăng 60,3%. Tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn tăng trưởng của doanh thu cùng năm, cho thấy mức tăng trưởng của doanh thu thấp hơn mức gia tăng của chi phí. Điều đó cũng phản ánh đúng thực trạng của các công ty tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.

Lợi nhuận gộp của công ty cũng có mức tăng cao qua 3 năm 20,53% (2010 so

2009) và 10,4%(2011 so 2010). Và mức tăng lợi nhuận gộp của công ty có mức tăng cao hơn so với mức tăng của lợi nhuận sau thuế điều này có thể giải thích được rằng về chi phí thì phần chi phí bán hang và quản lý doanh nghiệp của công ty có mức tăng cao hơn so với chi phí cấu thành sản phẩm(chi phí hoạt động của công ty).

Các chỉ số đánh giá lợi nhuận

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền

(tr đồng) (tr đồng)Số tiền Tăng so2009 (tr đồng)Số tiền Tăng so2010

Doanh thu (triệu đồng) 30.590 40.550 32,56% 44.520 9,79%

Lợi nhuận gộp(triệu đồng) 21.330 25.710 20,53% 28.290 10,04% Lợi nhuận sau thuế(triệu

đồng) 10.830 12.797 18,16% 12.926 1,01%

Số lượng cổ phần 1.000.000 1.000.000 0 1.000.000 0

Thu nhập trên cổ phần (EPS)

(đồng) 10.830 12.797 18,16% 12.926 1,01%

Lợi nhuận sau thuế trên trên

doanh thu 0,3540 0,3155 -10,8% 0,2903 -8,00%

Lợi nhuận gộp trên doanh thu 0,6972 0,6340 -9,07% 0,6354 0,22%

ROA 0,8646 0,92504 6,99% 0,9217 -0,36%

ROE 0,9840 1,090591 10,83% 1,0840 -0,60%

Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính công ty.

Nhìn vào bảng các chỉ số lợi nhuận ta có thể thấy rằng tất cả các chỉ số đều có mức tăng đột biến trong năm 2010. Và sang năm 2011 thì các chỉ số vẫn giữ mức tăng nhưng tăng ở mức thấp và ổn định

Biểu đồ 2.4 : Các chỉ số về lợi nhuận.

Chỉ số EPS của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm qua 3 năm lần lượt là

trung bình toàn ngành là khá cao. Nhất là trong bối cảnh hiện tại với các khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì việc đạt được EPS trên mức 10000Đ là một điều rất tốt. Điều này có thể tạo điều kiện cho công ty có thể dễ dàng thu hút các nhà đầu tư vào công ty dưới dạng phát hành thêm các cổ phần mới.

Qua bảng 2.7 cũng như thể hiện trên biểu đồ 2.4 ta có thể thấy rằng các chỉ số đánh giá lợi nhuận của công ty trong 3 năm có mức độ biến động khá ít. Trong năm 2010 tuy doanh thu của công ty có mức tăng đột biến nhưng lợi nhuận biên của công ti lại giảm thể hiện ở sự giảm ở 2 chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu(giảm 10.08%) và lợi nhuận gộp trên doanh thu giảm 9,07 %. Điều này là do chi phí trong năm này tăng khá cao khiến cho tuy doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty tăng cao nhưng các chỉ số đánh giá lợi nhuận của công ty lại có mức giảm. Tuy vậy thì nhìn chung các chỉ số này của công ty vẫn thể hiện công ty đang hoạt động với hiệu quả khá cao.

- Chỉ số lợi nhuận gộp trên doanh thu: qua 3 năm 2009 – 2011 chỉ số này ở công ty có mức biến động khá nhỏ 0,697 (năm 2009), 0,634 (năm 2010) và 0,635(năm 2011) . Trong năm 2010 chỉ số này ở công ty có chiều hướng đi giảm, sở dĩ có điều này là vì trong năm 2010 doanh thu của công ty có mức tăng 32,56% nhưng lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng với mức tăng 20,53% là do trong năm này chi phí sản xuất của công ty tăng cao với mức tăng 60,3%. Sang năm 2011(0,635) chỉ số này lại gần như giữ nguyên so với năm 2010 (0,635).Chỉ số lợi nhuận gộp là chỉ số phụ thuộc phần nhiều vào loại hàng hóa của doanh nghiệp, nên trong năm 2010 công ty tiến hành đổi mới công nghệ điều này đã đội chi phí sản xuất của công ty, nên trong năm 2010 chỉ số lợi nhuận gộp trên doanh thu của công ty đã giảm so với năm 2009.

- Chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu : không như chỉ số lợi nhuận gộp trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện sản xuất kinh doanh ( do phải xác định dựa vào tổng chi phí). Qua 3 năm chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty biến động theo chiều hướng giảm với các mức giảm 10,8% (2010 so với 2009) và giảm 8% (2011 so với 2010) ,các giá trị lần lượt là 0,354(2009); 0,315(2010) và 0,290(2011). Tuy doanh

thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng nhưng chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu lại có xu hướng giảm vì lợi nhuận sau thuế có mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu cùng năm. Điều này có thể giải thích rằng chi phí của công ty tăng nhanh hơn doanh thu, chi phí tăng nhanh là do trong năm 2010 và năm 2011 các chi phí đầu vào như xăng dầu, điện đều tăng kéo theo CPI tăng cao, điều này làm đội chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. Tuy chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty chiều hướng giảm nhưng chỉ số này ở công ty là cao phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tốt.

- ROA và ROE. : 2 chỉ số rất quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.Qua 3 năm thì các chỉ số ROA và ROE của công ty luôn ở mức khá ổn định và ở mức cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Chỉ số ROE và ROA của công ty có giá trị khá gần nhau điều này là vì công ty có tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn khá thấp. Điều này có thể làm hạn chế khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty.

Về ROA: Qua 3 năm 2009 – 2011 lần lượt là 0,864 ;0,925 và 0,921. từ bảng

cũng như biểu đồ ta cũng có thể thấy giá trị của chỉ số ROA qua 3 năm có sự thay đổi không đáng kể và dao động quanh mức 0.9 với biên độ giao động là 5%,trong năm 2010 ROA của công ty có xu hướng gia tăng nhưng trong năm 2011 chỉ số này của công ty lại giảm, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể. Chỉ số ROA của công ty cũng thuộc mức cao( gần 90 %) phản ánh mức sinh lợi của công ty là rất tốt,hay nói cách khác là mức sinh lợi của ngành thương mại điện tử là cao.

Về ROE: Như đã phân tích ở trên tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của công ty là

rất thấp nên chỉ số ROE của công ty có giá trị rất gần với chỉ số ROA của công ty và biến động của ROE cũng theo chiều hướng biến động của ROA. Cụ thể là qua 3 năm chỉ số ROE của công ty lần lượt có các giá trị là : 0.984,1.09 và 1,084. Mức biến động là khá nhỏ, và cũng như ROA ,ROE của công ty cũng tăng trong năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2011.

Bảng 2.10:Sử dụng mô hình Dupont để phân tích biến động ROE :

Chỉ tiêu Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011

ROE 0,984 1,090 10,83% 1,084 -0,60% Lợi nhuận sau

thuế trên doanh

thu. 0,354 0,315 -10,8% 0,290 -8,00%

Doanh thu trên

tổng tài sản. 2,40 2,90 20,83% 3,20 8,4%

Tổng tài sản trên

tổng vốn chủ sở hữu. 1,158 1,192 2,93% 1,168 -2%

Nguồn : tính toán của tác giả.

Như mô hình dupont đã phân tích ở trên ROE có thể tách thành tích của 3 thành phần đó là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, doanh thu trên tổng tài sản và tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu ( đòn bẩy tài chính).

Như trong bảng ta có thể thấy trong năm 2010 lợi nhuận sau thuế trên doanh thu có mức giảm 10,8% nhưng 2 chỉ số doanh thu trên tổng tài sản và tổng tài sản trên tổng vốn lại có mức tăng lần lượt 20,83% và 2,93%. Nên trong cùng năm chỉ số ROE vẫn có mức tăng 10,83%. Phân tích tương tự trong năm 2011 cả 2 chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và chỉ số đòn bẩy tài chính đều giảm điều này dẫn đến ROE trong năm 2011 đã giảm 0,6% so với năm 2010.

Qua phân tích như trên ta có thể thấy đòn bẩy tài chính cũng là một phần ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Như đã phân tích ở trên ta có thể thấy công ty có sử dụng khá ít nợ, điều này dẫn đến đòn bẩy tài chính ở công ty ở mức thấp. Qua đó một phần tác động đến khả năng sinh lợi( cụ thể là chỉ số ROE của công ty)

Chính sách phân phối lợi nhuận.

Bảng 2.11: Phân phối lợi nhuận công ty qua 3 năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận sau thuế(triệu

đồng) 10.830 12.797 12.926

Lợi nhuận giữ lại(triệu đồng) 728 190 //

Trả cổ tức (triệu đồng) 10.102 12.607 //

Cổ tức 1 cổ phiếu ( đồng) 10.102 12.607 //

Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần phát triền truyền thông Đại Việt.

Chính sách phân phối lợi nhuận của công ty: hàng năm công ty tiến hành chi trả cổ tức cho các cổ đông 2 lần vào tháng 1 và tháng 7. Tháng 1 thực hiện chi trả cổ tức 6 tháng cuối năm trước và tháng 7 thực hiện chi trả cổ tức 6 tháng đầu năm. Trong

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w