Hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 27)

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận,qua đó gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mức lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải tiến hành

hợp lí hoá quá trình sản xuất - kinh doanh từ khâu lựa chọn các yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất cung ứng, tiêu thụ.

Hiện nay, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh

doanh và sự hình thành phát triển của nghành quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, người ta có thể chia các quan điểm thành các nhóm quan điểm cơ bản sau đây:

Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động

kinh doanh, là doanh thu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.Hiệu quả kinh doanh ở đây gắn liền với doanh thu.

Với quan điểm này, khái niệm hiệu quả kinh doanh đồng nhất với khái niệm kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một doanh thu thì có cùng một mức hiệu quả kinh doanh,cho dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.

Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng

thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.

Quan điểm này phản ánh quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng lại chỉ xét đến phần kết quả và chi phí bổ sung.

Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết

quả thu được và chi phí bỏ ra nhằm đạt được kết quả đó.

Quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn được kết quả với phần chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các loại chi phí. Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn luôn vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được sự tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí.

Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa sự vận

động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả kinh doanh và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, tổ chức và quản lí của doanh nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với mức chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện cả về mặt định tính lẫn định lượng, không gian và thời gian.Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lí của doanh nghiệp đồng thời gắn với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội về kinh tế, chính trị và xã hội. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh là biểu thị tương quan giữa kết quả mà doanh nghiệp thu được với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết qủa cao hơn phần chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về định lượng phải gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội, trong môi truờng nhất định. Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh tế tìm mọi cách để đạt được mục tiêu kinh tế cho dù phải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí đánh đổi mục tiêu chính trị, xã hội, môi trường để đạt được mục tiêu kinh tế.

Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong từng thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của từng giai đoạn, các thời kì, chu kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản than các doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài.Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều này thường không được tính đến là con nguời khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn không có kế hoạch, thậm chí khai thác sử dụng bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ môi trường. Cũng không thể quan niệm rằng cắt bỏ chi phí và tăng doanh

thu lúc nào cũng có hiệu quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, tạo cân bằng sinh thái, đầu tư cho giáo dục đào tạo.

Qua nghiên nghiên cứu các quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm hiệu quả kinh doanh như sau: “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế

phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ tổ chức và quản lí nói chung để đáp ứng các nhu cầu xã hội và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Hiệu quả kinh doanh biểu thị mối tương quan giữa kết quả mà doanh nghiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đẻ đạt được kết quả đó và mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó trong những điều kiện nhất định”

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 27)