Vai trò của việc phân tích tài chính đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 33)

động, quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực hiện tốt chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, vững chắc bởi mức lợi nhuận thực hiện cao hay thấp sẽ quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hay không tốt, trên cơ sở đó tăng thêm uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Vậy có thể kết luận đối với doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, quản lý tốt các yếu tố chi phí làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp hạ, doanh nghiệp có điều kiện hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa của mình dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thu lợi nhuận một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho nên có thể nói, lợi nhuận có vai trò phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất - kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét điều chỉnh hoạt động của mình đi đúng hướng. Ngoài ra lợi nhuận còn có vai trò là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp bổ sung vốn vào quá trình sản xuất, trích lập các quỹ doanh nghiêp theo quy định như: Quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ, quỹ khen thường, phúc lợi... từ các quỹ này giúp doanh nghiệp có điều kiện bổ sung vốn, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, tăng quy mô sản xuất, cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp...vv.

1.2.3.3. Đối với cá nhân người lao động:

Việc tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bổ sung vào các quỹ doanh nghiệp, tăng quỹ khen thưởng phúc lợi, trợ cấp mất việc làm...vv từ đó giúp việc tái sản xuất sức lao động được tốt hơn, tăng được năng suất lao động cũng như tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

1.3. Vai trò của việc phân tích tài chính đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp. của doanh nghiệp.

Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là mang lại lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ dần bị cạn kiệt các nguồn lực, không có vốn để đầu tư cho quá trình kinh doanh tiếp theo dẫn đến phải phá sản.Nhưng nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động vì vậy việc đưa ra các chính sách tài chính có một vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và việc phân tích tài chính là tiền đề cho doanh nghiệp đưa ra các chính sách tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên các nhà quản lý doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :

Thứ nhất : Đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào? Cho phù hợp với loại hình sản xuất

kinh doanh . Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.Việc xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn là xương sống cũng là quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp

Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư mua sắm các tài sản, doanh nghiệp phải có những nguồn tài trợ khác nhau, nghĩa là phải có tiền để đầu tư mua sắm tài sản. Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phải của bảng cân đối kế toán(bên nguồn vốn).Nguồn tài trợ của doanh nghiệp có thể đến từ việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời hạn dưới một năm, còn nợ dài hạn có thời hạn trên một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và giá trị nợ của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại tính hiệu quả cao nhất, hay nói cách khác doanh nghiệp phải xác định nguồn tài trợ cũng như cơ cấu như thế nào để có được nguồn vốn có chi phí thấp nhất và an toàn nhất. Sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu? Và sử dụng với tỉ lệ như thế nào là vấn đề các nhà tài chính doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết nhất. Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn trong tài chính doanh nghiệp.

Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp( hay còn có thể gọi là hoạt động ngân quỹ của doanh nghiệp). Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha của các dòng tiền nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp nhưng cũng luôn nằm trong sự an toàn về tính thanh khoản.

Ba vấn đề trên không phải tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính hàng ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu mang lại hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp : Đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận một cách vững chắc hay nói chung là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn.. Muốn như vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.

Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng có thể thấy phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG ĐẠI VIỆT.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt (Trang 33)