STT Chỉ
tiêu.
Năm
2000. Năm 2010. Năm 2011.
Số tiền Số tiền Tăng sovới200 9
Số tiền. Tăng so với 2010 I. Tài sản 12.526 13.834 10,44 14.024 1,37 1. ngắn hạnTài sản 2.567 2.478 -3,5 2.673 7,8 2. Tài sảndài hạn 9.959 11.356 14,03 11.351 -0,04 II. Nguồn vốn 12.526 13.834 10,44 14.024 1,37 1. Nợ phảitrả 1.520 2.100 38,16 2.100 0 2. Vốn chủsở hữu 11.006 11.734 6,61 11.924 1,62
Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút ra những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Vì giúp cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan hay không khả quan, từ đó có đầy đủ thong tin để nhận thức một cách đúng đắn về công ty, khách quan, chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh để có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhoạt động của công ty.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty giữa năm 200-2010. 2010-2011. Từ đó có thể thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong kỳ là lớn hay nhỏ và sự biến đổi của nó, đồng thời ta thấy được khả năng huy động vốn từ những nguồn khác nhau của công ty
Bảng 2.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011.
Đơn vị: triệu đồng. Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt. [6]
Qua bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011 ta có thể thấy rằng về quy mô thì công ty
thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ tổng tài sản chỉ hơn 10 tỷ. Quy mô công ty có tốc độ gia tăng khá chậm. trong vòng 3 năm quy mô công ty chỉ tăng khoảng hơn 2 tỷ. Từ hơn 12 tỷ lên hơn 14 tỷ. quy mô công ty tăng chậm là do tình hình huy động thêm các nguồn vốn để đầu tư thêm tài sản trong năm 2010 và cũng như năm 2011 khó khăn. Lãi suất ngân hàng tăng cao,đồng thời các chi phí khác cũng lên cao như giá xăng, điện. Cộng thêm xu hướng không muốn sử dụng nợ của chủ công ty khiến cho nguồn vốn tăng thêm chủ yếu là từ phần lợi nhuận giữ lại khá nhỏ bé.
- Về tài sản:
Cơ cấu tài sản :
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (tr. đồng) % Số tiền (tr. đồng) % Số tiền (tr. đồng) % Tổng tài sản 12.526 100 13.834 100 14.024 100 Tài sản ngắn hạn 2.567 20,49 2.478 17,91 2,673 19,06 Tài sản dài hạn 9.959 79,51 11.356 82,09 11.351 80,94
Nguồn : Tính toán dựa trên báo cáo tài chính công ty. Biểu đồ 2.1:Tài sản và cơ cấu tài sản.
Về cơ cấu tài sản của công ty khá ổn định qua các năm. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn vào khoảng 20% tổng tài sản. về tính chất chi phí của doanh nghiệp chủ yếu là tiền lương trả cho nhân viên. Nên tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền mặt ở quỹ lương.
Tổng tài sản của công ty có mức tăng rất ít. Cho thấy quy mô công ty không tăng nhiều. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu nằm ở các máy chủ server,các phần mềm và hệ thống máy móc phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử.
Tỉ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty là khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ. Trong 3 năm 2009 – 2011 tỉ trọng tài sản dài hạn của công ty đều ở mức xấp xỉ 80%( cụ thể năm 2009 là 79,51%;năm 2010 là 82,09%; năm 2011 là 89,94%) có điều này sở dĩ là vì công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nên việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao là việc vô cùng cần thiết, máy móc này đều là những tài sản có giá trị lớn(như hệ thống máy chủ server) nên tỷ lệ tài sản dài hạn của công ty khá cao.
Tài sản dài hạn của công ty thuộc loại tài sản có khấu hao dài, nên giá trị khấu hao trong 1 năm khá ít. Các hệ thống máy móc thường có số năm tính khấu hao là từ 10 – 15 năm. Điều này dẫn đến khả năng thu hồi vốn bằng khấu hao của công ty diễn ra khá chậm. Ngoài ra còn gây khó khăn cho công ty vì công nghệ thay đổi từng ngày nhưng máy móc thiết bị của công ty lại có thời gian khấu hao khá nhiều nên việc máy móc vẫn còn trong thời gian khấu hao nhưng công ty vẫn phải tiến hành thanh lý, gây thất thoát tài sản của công ty.
Năm 2010 tài sản dài hạn của công ty có mức tăng khá lớn 14,03%, lý do là trong năm này công ty tiến hành đổi mới máy móc và phần mềm phù hợp với các công nghệ mới, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong năm 2010 công ty đã mua thêm hệ thống máy chủ mới, tăng thêm dung lượng lưu trữ góp phần tốt hơn trong việc cho thuê máy chủ. Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư cho nhân viên kinh doanh mỗi người 1 máy laptop cấu hình cao, nhằm phục vụ tốt hơn trong công việc. Sang năm 2011 do việc đưa vào dây chuyền mới năm 2010 nên trong năm 2011 công ty đã có sự ổn định. Tổng tài sản có mức tăng nhẹ so với năm 2010.
- Về nguồn vốn:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt qua 3 năm 2009 – 2011.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
(tr đồng) % (tr đồng)Số tiền % (tr đồng)Số tiền %
Nguồn vốn 12.526 100 13.834 100 14.024 100
Nợ phải trả 1.520 12,13 2.100 15,18 2.100 14,97
Vốn chủ sở hữu 11.006 87,87 11.734 84,82 11.924 85,03
Nguồn: tính toán dựa trên báo cáo tài chính công ty. Biểu đồ 2.2 : Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.
Về cơ cấu vốn: công ty có tỷ lệ nợ khá thấp chỉ chiếm 12% – 15 % tổng nguồn vốn. là doanh nghiệp vừa và nhỏ cộng với là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực còn khá mới là thương mại điện tử nên việc huy động các nguồn vốn nợ của công ty khá khó khăn. Hơn nữa xu hướng của ban giám đốc công ty không muốn sử dụng nhiều nợ nên vốn nợ của công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn.
Tỷ lệ nợ thấp kéo theo công ty không tận dụng được lá chắn thuế nhưng lại đảm bảo cho tính thanh khoản của công ty luôn tốt.
Từ phân tích về tài sản của công ty ta có thể thấy tài sản của công ty chủ yếu nằm ở tài sản dài hạn và có mức khấu hao thấp, rủi ro cao và tính thanh khoản trong tài sản của công ty là khá thấp nên việc công ty cần sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu cũng là điều dễ hiểu. Vốn chủ sở hữu giúp công ty đảm bảo tốt về mặt tài chính, tạo sự tin cậy với các đối tác cũng như với các nhà đầu tư.
- Phân tích cơ cấu nợ của công ty:
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ của công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (tr đồng) % Số tiền (tr đồng) % Số tiền (tr đồng) % Nợ phải trả 1.520 100 2.100 100 2.100 100 Nợ ngắn hạn 900 59,21 1.200 57,14 1.600 76,19 Nợ dài hạn 620 40,79 900 42,86 500 23,81
Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt.
Từ bảng ta có thể thấy trong nguồn nợ của công ty chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn. Trong 3 năm 2009 – 2011 nợ ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỉ lệ gần 60% cụ thể trong năm 2009 là 59,21 %, năm 2010 là 57,14%, năm 2011 tỉ lệ này có mức tăng đột biến ở mức 76,19%. Công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tiếp cận các khoản tín dụng ở các ngân hàng khá khó khăn. Nên tỉ lệ nợ của công ty là thấp. Trong cơ cấu nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao, vì là doanh nghiệp nhỏ nên công không có các dự án lớn để tiếp cận với các nguồn vốn dài hạn của ngân hàng vì vậy công ty chỉ tiếp cận được với các nguồn vốn ngắn hạn.
Bảng 2.5 : Tình hình tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (tr đồng) Tăng so 2009 % Số tiền (tr đồng) Tăng so 2010 % I.Tài sản ngắn hạn. 2.567 2.478 -3,47% 2.673 7,87% 1.Tiền. 1,246 1,137 -8,75% 1.362 19,79% 2.Các khoản phải thu. 898 731 -18,60% 980 34,06% 3.Tài sản ngắn hạn khác. 423 610 44,21% 331 -45,74% II.Nợ ngắn hạn. 900 1.200 33,33% 1.600 33,33% 1.Các khoản phải trả. 200 450 125,00% 670 48,89% 2.Vay ngắn hạn. 700 750 7,14% 930 24,00% Chỉ số thanh toán ngắn hạn. 2,85 2,07 -27,37% 1,67 -19,32% Chỉ số thanh toán nhanh. 2.38 1.56 -34.45% 1.46 -6,41% Chỉ số thanh toán tức thời. 1, 38 0,95 -31,16% 0,85 -10,53%
Chênh lệch phải thu
– phải trả. 798 160 310
Nguồn:Tính toán dựa trên báo cáo tài chính công ty cổ phần phát triển truyền thông Đại Việt.
Như bảng tính ta có thể thấy các chỉ số thanh toán của công ty trong 3 năm khá tốt, công ty luôn đạt được tính thanh khoản cao.
- Về chỉ số thanh toán ngắn hạn: chỉ số này được tính bằng thương số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, chỉ số này cho biết khả năng thanh toán chung của công ty. Trong 3 năm 2009 – 2011 chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm. Năm 2010 có mức giảm là 27,37.% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 19,32% so với năm 2010. Sở dĩ có điều này vì qua các năm thì tài sản ngắn hạn biến động khá nhỏ, mức tăng giảm đều ở mức 1 chữ số( dưới 10%) còn khoản nợ ngắn hạn của công ty có mức tăng khá cao( 2 năm đều có mức tăng 33,33%). Tuy chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm nhưng nhìn chung
chỉ số này ở công ty là tốt và đánh giá công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
- Chỉ số thanh toán nhanh: cũng như chỉ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số thanh toán nhanh của công ty cũng có xu hướng giảm qua 3 năm 2009 – 2011. Với các giá trị là 2,38(2009); 1,56(2010) và 1,46(2011). Cũng như chỉ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số thanh toán nhanh giảm là vì sự gia tăng nhanh của nợ ngắn hạn.
- Chỉ số thanh toán tức thời: chỉ số thanh toán tức thời phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng "tiền”. Chỉ số này được đo bằng thương số giữa tiền và tài sản ngắn hạn.Đây là một chỉ số rất quan trọng đánh giá trình độ quản lý ngân quỹ của công ty. Ở các doanh nghiệp dịch vụ thì chỉ số thanh toán nhanh cần nằm trong khoảng xấp xỉ 1. Vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo không lãng phí tài sản chết.Tỷ số này ở công ty trong năm 2009 có giá trị cao 1.38 tuy phản ánh được khả năng thanh toán của công ty tốt nhưng lượng tiền mặt quá nhiều dẫn đến khả năng sinh lời của công ty giảm. Sang năm 2010 tỉ số thanh toán tức thời của công ty đã giảm xuống còn 0,95,với giá trị này công ty vừa đảm bảo tính thanh khoản của công ty cũng đảm bảo không dư thừa nguồn lực vào tài sản không sinh lời.
- Chênh lệch phải thu và phải trả: Ngày nay tín dụng thương mại là một điều rất cơ bản trong sản xuất kinh doanh. Việc công ty mua bán hàng nợ cũng như mua hàng nợ đã là một điều rất bình thường. Chênh lệch phải thu và phải trả phản ánh việc công ty đang chiếm dụng vốn của công ty khác hay đang bị doanh nghiệp khác chiếm dụng.
Trong năm 2009 công ty có khoản chênh lệch khá lớn 798 triệu. Trong năm này chính sách khoản phải thu của công ty không được tốt dẫn đến công ty bị chiếm dụng một khoản vốn khá lớn. Sang năm 2010 tuy công ty vẫn bị chiếm dụng vốn, nhưng số lượng bị chiếm dụng đã giảm đáng kể chỉ còn 160 triệu là do công ty có chính sách thu hồi các khoản phải thu, và năm 2011 là 310 triệu , trong năm này công ty đã đề ra chính sách bán hàng thoáng hơn cho đối tác nợ dài ngày hơn, dẫn đến các khoản phải thu của công ty đã tăng lên