Theo cách như định nghĩa về hiệu quả kinh doanh ở trên thì hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh thì có thể tính H như sau:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
V ới điều kiện H >1 công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tang trong kinh doanh,khi H càng lớn càng chứng tỏ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả càng cao. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như sau : giảm đầu
vào, giữ đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi,gia tăng đầu ra; hoặc làm giảm đầu vào và tăng đầu ra,..
Để tăng hiệu quả kinh doanh chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm rủi ro mang đến tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý. Bởi ta rất khó để giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Thậm chí trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn nhiều điểm bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên vẫn có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải làm tăng chất lượng đầu vào lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có trình độ cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trong từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm. Đó là điều kiện tiên quyết để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý giúp tăng hiệu quả kinh doanh.Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ của DN trên thị trường.
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội tốt trong kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN là:
Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ công nhân lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ làm việc, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả nguôn vốn sẽ là nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống rủi ro; Xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của DN, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn…
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà quản lý doanh nghiệp và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của người lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người.Tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá kết hợp với những phương án kinh doanh hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN. Lợi thế cạnh tranh của DN phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Các DN để khẳng định vị trí trên thương trường, đạt dược hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn nhất định. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.
Sáu là, quản trị môi trường. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như: cơ chế chính sách pháp luật của
Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,…Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường tốt. Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể xảy ra do sự thay đổi đó. Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của DN.