Những ưu điểm trong xuất khẩu hàng dệt may của Công ty CP Sản xuất xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 43)

xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của VINATEXIMEX sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2012 đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này tăng trưởng

nhanh. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong giai đoạn này là 2.238 triệu USD. Sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế và nợ công, mặc dù kim ngạch xuất khẩu có giảm sút nhưng không đáng kể và đang trên đà tăng trở lại.

Thứ hai, tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 2007-2012

mặc dù nhỏ hơn 1, nhưng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn kể từ năm 2009 trở lại luôn lớn hơn 1 chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ đang được dần cải thiện trong những năm gần đây và hàng xuất khẩu của Công ty đang ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của thị trường này.

Thứ ba, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng

được mở rộng hơn. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như áo sơ mi, áo Jacket, quần kaki,Ầ thì Công ty cũng đã bắt đầu chú trọng xuất khẩu các mặt hàng thời trang, áo Vest và quần áo bảo hộ nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để vượt qua những rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Thứ tư, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mà Công ty đã áp dụng đem lại

hiệu quả đáng kể, thị phần của Công ty đang ngày càng được mở rộng hơn, Công ty đã tắch cực quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình cũng như tìm kiếm các thị trường ngách ngay tại Hoa Kỳ để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Thứ năm, giá cả sản phẩm của VINATEXIMEX ngày càng có sức cạnh tranh

hơn khi Công ty chủ động tìm kiếm cho mình nguồn nguyên liệu đầu vào trong

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

nước để giảm bớt hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thứ sáu, công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực cũng

được chú trọng hơn.

Cuối cùng, bên cạnh hình thức gia công xuất khẩu đang chiếm ưu thế trong các hình thức xuất khẩu của Công ty, thì Công ty cũng đang cố gắng chuyển dần sang hình thức xuất khẩu trực tiếp để mang lại giá trị lớn hơn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 43)