xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
Thứ nhất, mẫu mã, thiết kế, chủng loại hàng hoá chưa thật phong phú, đa
dạng, lượng hàng sản xuất xuất khẩu phần lớn dựa trên mẫu có sẵn của khách hàng đưa đến. Công ty chỉ chịu trách nhiệm sản xuất theo mẫu có trước dẫn đến sự bị động trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới.
Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế, các chi phắ liên
quan tới đào tạo, tìm kiếm thông tin nghiên cứu thị trường là không nhỏ. Muốn có được thông tin về thị hiếu và sở thắch tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ, thì phải thuê đội ngũ chuyên gia nước ngoài tổng hợp, phân tắch, đánh giá. Điều này đồng nghĩa với việc chi phắ sản xuất sản phẩm sẽ bị tăng lên.
Thứ ba, do chủ yếu nhận gia công xuất khẩu hàng cho thị trường Hoa Kỳ,
nên lợi nhuận phải chia xẻ với các nhà nhập khẩu trung gian nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hong KongẦ, hay các công ty môi giới xuất khẩu.
Thứ tư, quy mô hàng xuất khẩu của Công ty còn nhỏ, chưa ổn định, đa số các
bạn hàng là mùa vụ, vì vậy dễ gặp rủi ro về thị trường, do hàng hoá đã sản xuất ra nhưng không bán được. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chắnh sách tìm kiếm thị trường, bạn hàng để hạn chế rủi ro.
Thứ năm, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo điều kiện
FOB. Đây không phải là điểm yếu của riêng Công ty mà là điểm yếu của hầu hết các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Nhập khẩu theo điều kiện CIF và xuất khẩu theo FOB, mà xuất khẩu theo điều kiện FOB thì giá trị gia tăng không cao, không giành được quyền thê tàu và mua bảo hiểm nên giá xuất khẩu cũng thấp hơn. Mặc dù xuất khẩu theo điều kiện FOB đơn giản, nhanh chóng, ắt rủi ro hơn nhưng ắt mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Thứ sáu, chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguyên phụ liệu cho sản xuất
hàng xuất khẩu nên Công ty phải chịu giá cao khi nhập nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào thường không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất và tiến độ giao hàng.