Quy mô sản xuất tăng dần qua các năm: Tổng tài sản được gia tăng mạnh mẽ và được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn đi chiếm dụng nhà cung cấp Quy mô

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 74)

mẽ và được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn đi chiếm dụng nhà cung cấp. Quy mô sản xuất tăng sẽ tạo điều kiện cho năng lực sản xuất kinh doanh tăng. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng với tỷ lệ cao. Điều này đã khẳng định việc mở rộng thụ trường của công ty, cũng như thể hiện được bản

Học viện Tài chính

lĩnh quản trị, tài nắm bắt cơ hội, khả năng luôn tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới của nhà điều hành cộng với sự cố gắng, lao động hăng say, cống hiến hết mình cho công ty của cán bộ, công nhân viên.

- Cơ cấu tài sản hợp lí: Do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên tài sản ngắn hạn của công ty chiếm phần lớn tổng tài sản luôn chiếm trên 90% và có xu hướng tăng trong năm 2010 – 2012, luôn đảm bảo được chu trình sản xuất không bị gián đoạn. Công ty chỉ đầu tư vào tài sản dài hạn là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2012 công ty đầu tư mua mới một dây chuyền công nghệ trị giá gần 29 tỷ đồng.

- Vốn chủ sở hữu: tăng qua các năm cho thấy công ty đã chú trọng đễn khả năng tự chủ về tài chính, tránh những biến cố tác động lớn từ tình hình kinh tế chung và của công ty đối tác.

- KNTT hiện thời và KNTT nhanh cuối năm đều tăng so với đầu năm chứng tỏ những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cải thiện tình hình tài chính của mình. - Tình hình tài trợ: Công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính “ một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn”.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tài sản dài han khác không ngừng tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay vốn lưu động đều tăng khẳng định việc quản lý hàng tồn kho đang ngày càng có hiệu quả. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong sản xuất tốt hơn, đã giảm được lượng vốn ứ đọng tại các khâu. - Chính sách về quản lý công nợ linh hoạt, hiệu quả: Doanh thu tiêu thụ tăng mạnh đồng nghĩa với việc khách hàng mua chịu nhiều hơn song kỳ thu tiền trung bình lại giảm đáng kể ( khoảng 6 ngày). Đối với nhà cung cấp công ty cũng tối đa các khoản chiếm dụng, cho thấy uy tín của công ty trên thị trường cao thì các nhà cung cấp mới để cho chiếm dụng nhiều vậy.

- ROS, ROA, ROAe và ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Năm 2012 các chỉ tiêu này đều tăng một mức đáng kể so với năm 2011, điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu là cao, năm qua là một năm kinh doanh hiệu quả của công ty, đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Về công tác quản lý: Vai trò quản lý tài chính ngày càng trở nên quan trọng tại công ty. Hiện nay công ty đang dần hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính, sự phối hợp tổ chức giữa các phòng ban tạo ra hệ thống làm việc chuyên nghiệp, có sự

Học viện Tài chính

tương trợ lẫn nhau, tham mưu ý kiến để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất. Trên đây là các điểm mạnh của doanh nghiệp, được nhận thấy thông qua phân tích tình hình tài chính.Và doanh nghiệp cần duy trì đồng thời phát huy tốt các điểm mạnh này trong thời gian tới để đưa hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn, khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trên thực thế hoạt động công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới, công ty cần phải khắc phục những hạn chế sau: - Về cơ cấu tài sản: Mặc dù cơ cấu tài sản được đánh gía là hợp lí nhưng

khoản mục tiền và tương đương tiền lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TSNH ( cuối năm 2012 là 16,41%) là nguyên nhân chính làm cho KNTT tức thời của công ty rất thấp và giảm vào cuối năm, điều này làm cho KNTT các khoản nợ đột suất bằng tiền mặt giảm.

- Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao( chiếm khoảng 54,18% tổng nguồn vốn), điều này sẽ gây sức ép lớn cho công ty trong việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ ngắn hạn ngân hàng, làm gia tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính, đồng thời cũng khiến cho việc huy động thêm vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn.

- Vấn đề quản lý tồn kho: HTK chiếm tỷ lệ khá cao( cuối năm 2012 là

20,82%) trong tổng TSNH do việc tích trữ nguyên vật liệu tránh rủi ro về giá cả và thiếu hụt nguyên liệu. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho tăng đã làm giảm tốc độ quay vòng của vốn lưu động, bên cạnh đó là chi phí bảo quản và quản lý hàng tồn kho tăng làm cho chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp tăng. HTK dự trữ ở mức cao mà chưa được trích lập dự phòng – đây là bộ phận có tính thanh khoản thấp làm cho KNTT nhanh của công ty thấp so với trung bình ngành và tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2012 đều thấp hơn 1.

- Vấn đề quản lý nợ phải thu: Trong TSNH các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất( 48,35%). Nợ phải thu ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, tình hình công nợ của công ty.

- Vấn đề mở rộng thị trường, tăng doanh thu: Năm 2012 doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng 191.195.982.772 VND và công ty đã và đang thâm nhập vào một số thị trường mới. Vì vậy để thực hiện mục tiêu dài hạn đã đề ra trong năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm.

Học viện Tài chính

- Vấn đề đầu tư tài sản cố định: Trong năm công ty đã chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng chưa tương xứng với sự gia tăng của quy mô kinh doanh. Mà TSCĐ là nền tảng của việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

- KNTT hiện thời: tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2012 đều lớn hơn 1 và tăng vào cuối năm. Tuy nhiên hệ số này lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Điều này sẽ đẩy rủi ro tài chính của doanh nghiệp lên cao và đặc biệt nguy hiểm khi công ty gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Tóm lại, bên cạnh những điểm mạnh, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại không ít điểm yếu. Quan trọng hơn là doanh nghiệp phải biết nhìn nhận thấy điểm yếu của mình và đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Xuất phát từ những phân tích nói trên về thực trạng tài chính của công ty, chương III em xin đi vào phân tích những giải pháp tài chính chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng.

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ VIỆT HƯNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ VIỆT HƯNG

3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.

* Tình hình thế giới:

Năm 2012 kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang diễn ra. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD và đời sống nhân dân trong nước.

Dự báo năm 2013 kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, phục hồi trong khó khăn. Theo đó, IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu hạ xuống còn 3,6% trong năm 2013. Liên Hiệp quốc ( UN) đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,2% và 2,4% trong năm 2012 và 2013. Với những dự báo về một nền kinh tế đầy khó khăn năm 2013 thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và những doanh nghiệp hoạt động trong ngành bao bì nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tình hình trong nước:

Nhà nước thực hiện thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát nhưng

đã làm cầu trong nước giảm, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh lớn đã phá sản. Doanh nghiệp chết kéo theo các ngân hàng cũng điêu đứng, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh ở mức đáng lo ngại. Năm 2012 ngân hàng nhà nước cũng đưa ra giải pháp là hạ lãi suất cho vay của ngân hàng từ trên 20% xuống còn 12 – 13%, mặc dù lãi suất giảm nhưng các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến sản xuất đình trệ. Năm vừa qua công ty TNHH bao bì Việt Hưng cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giá nguyên vật liệu tăng mạnh, thị trường giấy trong nước khan hiếm hơn, công ty phải tìm kiếm đối tác nước ngoài làm cho giá thành sản xuất tăng mạnh trong khi giá bán sản phẩm tăng không đáng kể. Các doanh nghiệp đối tác gặp khó khăn về tình hình tài chính nên

Học viện Tài chính

nợ phải thu của công ty tăng.

Năm 2013 vẫn là năm khó khăn, thậm chí có thể sẽ không kém năm 2013 về cơ bản nền kinh tế đối diện với các thách thức sau: Nguy cơ lạm phát tăng cao cùng với sự trì trệ của kinh tế thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm; nợ xấu tại các ngân hàng chưa được cải thiện nên nền kinh tế không hấp thụ được vốn; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiêp gặp khó khăn, khó đáp ứng được sự mong đợi của doanh nghiệp.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty.

3.1.2.1.Định hướng dài hạn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 74)