Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty TNHH bao bì Việt Hưng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 60)

- Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng trên 20% trong TSNH cả 2 thời điểm đầu

2.2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty TNHH bao bì Việt Hưng.

10. Tăng quỹ khen

2.2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty TNHH bao bì Việt Hưng.

2.2.3.1.Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty qua Báo cáo kết quả HĐKD

Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012

Đơn vị tính: VNĐ

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011

Tăng, giảm Số tiền Tỷ lệ

(%)1. Doanh thu BH & CCDV 585.878.777.825 394.682.795.147 191.195.982.772 48,44 1. Doanh thu BH & CCDV 585.878.777.825 394.682.795.147 191.195.982.772 48,44 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 49.572.788 1.251.200 48.321.588 3862 3. Doanh thu thuần về BH &

CCDV

585.829.205.037 394.681.543.947 191.147.661.090 48,43

4. Giá vốn hàng bán 506.540.976.212 348.293.986.276 158.246.989.936 45,435. Lợi nhuận gộp về BH & 5. Lợi nhuận gộp về BH &

CCDV

79.499.661.606 46.387.557.671 33.112.103.935 71,38

6. Doanh thu HĐTC 1.091.872.971 3.069.188.057 (1.977.315.086) (64,42)7. Chi phí tài chính 9.916.668.488 10.855.409.326 (938.740.832) (8,65) 7. Chi phí tài chính 9.916.668.488 10.855.409.326 (938.740.832) (8,65)

Trong đó: chi phí lãi vay 7.846.178.110 8.822.216.323 (976.038.213)

(11,06) ) 8. Chi phí bán hàng 13.998.602.262 9.478.485.790 4.520.116.472 47,69 9. Chi phí quản lý DN 10.201.727.430 7.924.574.282 2.277.153.148 28,74 10. LN thuần từ HĐKD 46.474.488.397 21.198.276.330 25.276.212.067 119,2 11. Thu nhập khác 4.936.170.817 3.878.396.326 1.057.774.491 27,27 12. Chi phí khác 125.193 167.008.018 (166.882.825) (99,9) 13. LN khác 4.936.045.624 3.711.388.308 1.224.657.316 33 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 51.410.534.021 24.909.664.638 26.500.869.383 106,4 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.852.633.505 2.492.594.429 10.360.039.076 415,6 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 38.557.900.516 22.417.070.209 16.140.830.307 72

Học viện Tài chính

Lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận khác. HĐKD có 2 hoạt động là hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính. Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy, trong năm 2012 LNST của doanh nghiệp tăng so với năm 2011. Cụ thể năm 2011 LNST của công ty là 22.417.070.209 đồng, năm 2012 đã tăng lên đến 38.557.900.516 đồng tức là tăng hơn 16 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hoạt động bán hàng. Để tìm hiểu cụ thể hơn ta đi sau phân tích từng hoạt động của doanh nghiệp:

Hoạt động bán hàng:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: cuối năm so với đầu năm tăng 33.112.103.935 đồng với tỷ lệ tăng là 71,38%. Lợi nhuận gộp tăng chủ yếu là do doanh thu thuần BH & CCDV tăng, tuy nhiên bên cạnh đó giá vốn hàng bán vẫn chiếm ở mức cao và tăng khá mạnh về cuối năm, cụ thể:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Với mục tiêu ở rộng thị trường tiêu thụ, doanh thu BH&CCDV tăng với tỷ lệ 48,43%. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng theo doanh thu. Cụ thể năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu là 1.251.200 đồng nhưng sang năm 2012 tăng đột biến lên 49.572.788 đồng với tỷ lệ tăng 3862,2% so với năm 2011. Như vậy đồng thời của việc tăng doanh thụ tiêu thụ công ty gặp phải vấn đề là các khoản giảm trừ tăng rất nhanh, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân xem tại sao các khoản giảm trừ lại tăng đột biến như vậy. Về cơ bản doanh thu thuần có tốc độ tăng gần với doanh thu tiêu thụ sản phẩm vì tuy các khoản giảm từ doanh thu tăng mạnh nhưng nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu tiêu thụ.

Giá vốn hàng bán: Tương ứng với doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng có tốc độ tăng nhanh, cuối năm so với đầu năm tăng 158.246.989.936 đồng với tỷ lệ 45,43% sấp sỉ bằng tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân là do thị trường giấy ngày một khan hiếm, giá nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng mà công ty vẫn muốn duy trì chất lượng sản phẩm như trước. Trong năm tới công ty cần tìm ra biện pháp để giảm giá thành toàn bộ sản phẩm mà vẫn phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, từ đó tăng lãi trên biến phí và tăng lợi nhuận ròng, nâng cao sự cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Hoạt động tài chính:

Lợi nhuận tài chính năm 2011 là -7.786.221.269 đồng, năm 2012 giảm còn -8.824.795.517 đồng. Lợi nhuận tài chính giảm là do doanh thu tài chính trong năm giảm 1.977.315.086 đồng, ở hoạt động này doanh thu chỉ có lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền cho vay nên doanh thu tài chính thấp.

Học viện Tài chính

Hoạt động khác:

Lợi nhuận khác năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.224.657.316 đồng, lợi nhuận tăng là do thu nhập khác tăng 1.057.774.491 đồng và chi phí khác giảm. Lợi nhuận khác tăng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, tuy nhiên đây không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng thấp nên không đánh giá được năng lực của công ty.

Ta thấy rằng LNKT trước thuế năm 2012 tăng 106,4% so với năm 2011. Trong khi đó LNST năm 2012 chỉ tăng 72% so với năm 2011. Nguyên nhân là do thuế suất thuế TNDN năm 2011 và 2012 khác nhau. Công ty được hưởng ưu đãi đầu tư theo chứng nhận ưu đãi đầu tư của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh: miễn thuế TNDN hai năm đầu kể từ khi có doanh thu chịu thuế và áp dụng thuế suất 10% trong 5 năm. Mà công ty bắt đầu có doanh thu từ năm 2005 nên năm 2011 công ty vẫn được hưởng ưu đãi thuế TNDN là 10%. Đến năm 2012 là hết ưu đãi và chịu mức thuế suất phổ thông là 25%. Đây được đánh giá là nguyên nhân khách quan chứ không phải xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.

Kết luận: Năm 2012 công ty đã mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận ròng tăng chủ yếu là do lợi nhận từ hoạt động bán hàng tăng, lợi nhuận khác có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu nên LN ròng tăng nhưng không cao.

Công tác quản lý chi phí:

Bảng 2.13: Phân tích tình hình phấn đấu giảm chi phí kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 So sánh

1. Doanh thu thuần VND 585.829.205.037 394.681.543.94 7 191.147.661.090 2.Giá vốn hàng bán VND 506.540.976.212 348.293.986.27 6 158.246.989.936 3.Chi phí bán hàng VND 13.998.602.262 9.478.485.790 4.520.116.472 4.Chi phí quản lý doanh nghiệp VND 10.201.727.430 7.924.574.282 2.777.153.148 5.Chi phí lãi vay VND 7.846.178.110 8.822.216.323 (976.038.213) 6.Lợi nhuận thuần từ HĐKD VND 46.474.488.397 21.198.276.330 25.276.212.067 7.Các chỉ tiêu tỷ suất chi phí

a.Tỷ suất GVHB trên DTT( =2/1) % 86,47 88,25 (1,78)

b.Tỷ suất CPQLDN trên DTT(=4/1)

% 1,74 2,00 (0,26)

c.Tỷ suất CPBH trên DTT(=3/1) % 2,39 2,40 (0,01)

d.Tỷ suất lãi vay trên DTT(=5/1) % 1,34 2,24 (0,9)

Học viện Tài chính

DTT (=6/1)

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh: Năm 2012 cả 2 khoản chi phí đều tăng trong đó chi phí bán hàng tăng khá mạnh với tỷ lệ tăng 47,69% so với năm 2011. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2012 giảm 0,01% so với năm 2011. Trong năm sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nên CPBH tăng nhưng tốc độ tăng của CPBH nhỏ hơn tốc độ tăng của DTT nên điều này là hợp lí và có thể chấp nhận được. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng tỷ suất chi phí QLDN trên DTT lại giảm 0,26% là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí QLDN. Đây là những chuyển biến tích cực trong việc sử dụng hiệu quả chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp và cần phải tăng cường thực hiện trong những năm tiếp theo, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Giá vốn hàng bán: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT năm 2011, 2012 lần lượt là 88,25%; 86,47%. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu và tăng mạnh làm cho tỷ suất lợi nhuận SXKD trên DTT tăng nhưng ở mức không cao( 2,56% so với năm 2011).

Kết luận: Nhìn chung các tỷ suấ chi phí trên DTT năm 2012 đều giảm so với năm 2011 cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty là tốt, doanh nghiệp cần phát huy trong những năm tới.

2.2.3.2.Hệ số hiệu suất hoạt động

Để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, ta cần đi sâu phân tích các

tỷ số hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp đó. Ta có bảng tính sau:

Bảng 2.14: Hệ số hiệu suất hoạt động của công ty

Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ

( %)

1.Doanh thu thuần =DTTBH+DT tài chính

VND 586.921.078.108 397.750.732.004 189.170.346.104 47,562.Doanh thu thuần BH & CCDV VND 585.829.205.037 394.681.543.947 191.147.661.090 48,43 2.Doanh thu thuần BH & CCDV VND 585.829.205.037 394.681.543.947 191.147.661.090 48,43 3.Giá vốn hàng bán VND 506.540.976.212 348.293.986.276 158.246.989.936 45,43 4.Hàng tồn kho BQ VND 32.758.860.872 28.112.438.471 4.646.422.401 16,53 5.Các khoản phải thu BQ VND 79.045.228.714 60.334.804.437 18.710.424.277 31,01 6.DTBQ 1 ngày trong kì VND 1.708.668.515 1.151.154.503 557.514.012 48,43 7.Vốn kinh doanh BQ VND 241.761.615.920,5 192.645.999.660,5 49.115.616.260 25,5 8.Vốn lưu động bình quân VND 156.079.087.391,5 123.865.391.665 32.213.695.726,5 26,01 9.Vốn cố định và vốn dài hạn khác BQ VND 85.682.528.529 68.780.607.995,5 16.901.920.533,5 24.,8

Học viện Tài chính

10. Chỉ tiêu

a) Số vòng quay hàng tồn kho (= 3/4) Vòng 15,46 12,38 3,08 24,88b) Kỳ thu tiền trung bình (=5/6) Ngày 46,26 52,41 (6,15) (11,73) b) Kỳ thu tiền trung bình (=5/6) Ngày 46,26 52,41 (6,15) (11,73) c) Số vòng quay vốn lưu động (=2/8) Vòng 3,75 3,19 0,56 17,55 d) Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác (=1/9) 6,85 5,78 1,07 18,51 e) Số vòng quay toàn bộ vốn (=1/7) Vòng 2,43 2,06 0,37 17,96 • Số vòng quay hàng tồn kho:

Tại cả hai năm vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đều khá cao, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.

Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là 12,38; tức hàng tồn kho quay được 12,38 vòng trong một chu kì sản xuất kinh doanh. Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho tăng lên tới 15,46; tức là trong một chu kì sản xuất kinh doanh hàng tồn kho quay được 15,46 vòng tăng 3,08 vòng so với năm 2011. Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như những năm qua mà công ty vẫn có được hiệu quả sản xuất như vậy là tốt, không phải công ty nào cũng làm được. Giá trị HTK tăng lên khá nhiều đặc biệt càng về cuối năm lượng hàng tồn kho càng tăng cao. Trong đó chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng 93,4%, thành phẩm chiếm tỷ trọng 4% và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ chiếm 2,6 vì đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, nguồn nguyên vật liệu đầu vào là tương đối lớn nên nó chiếm chủ yếu trong HTK. Còn tồn kho thành phẩm là do tại thời điểm lập báo cáo sản xuất chưa kịp xuất giao chứ không phải không tiêu thụ được. Vì vậy để nâng cao số vòng quay hàng tồn kho công ty cần có những biện pháp quản lý nguồn nguyên vật liệu phù hợp với tình hình thực tế. Trong kỳ công ty đã nhập kho một lượng nguyên vật liệu rất lớn. Lý do cho việc dự trữ nhiều hàng tồn kho là lo sợ sự tăng giá đầu vào vì giá giấy trên thị trường biến động liên tục, cùng với đó cuối năm 2011 và trong tháng 1 và tháng 2 năm 2012, công ty có nhiều đơn đặt hàng với số lượng sản phẩm cao. Công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm để đảm bảo sản xuất liên tục. Tuy nhiên với lượng HTK lớn như vậy đã gây ảnh hưởng nhiều mặt đến công tác quản lý của công ty như:

+ Chi phí lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu tăng lên mạnh.

+ Nguy cơ về ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy trong năm tới công ty cần tiếp tục đẩy nhanh số vòng quay HTK, để làm được như vậy doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề chất lượng quản lý hàng tồn kho, hoàn thiện công tác phân tích dự báo để dự trữ nguyên vật liệu đúng mức, phù

Học viện Tài chính

hợp với nhu cầu sản xuất. Đồng thời còn giảm được các chi phí như bảo quản, lưu kho, lưu bãi...vốn ít bị ứ đọng và tình trạng thiếu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh được khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ thu tiền trung bình:

Nhìn chung kỳ thu thu tiền trung bình của doanh nghiệp ở mức vừa phải. Năm 2011, kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp là 52,41; tức là kể từ lúc bán được hàng cho đến khi thu được toàn bộ tiền hàng về doanh nghiệp trung bình mất hơn 52 ngày. Năm 2012 chứng kiến kỳ thu tiền bình quân giảm so với năm 2011. Tỷ số này là 46,26; tức là kể từ lúc bán được hàng cho đến khi thu được toàn bộ tiền hàng doanh nghiệp trung bình mất hơn 46 ngày. Kỳ thu tiền giảm xuống đồng nghĩa với việc công ty thu hồi vốn ngày càng nhanh hơn, thời gian bị chiếm dụng vốn giảm xuống, làm tăng đảm bảo thanh toán nhanh và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặt khác, doanh thu BH & CCDV năm 2012 tăng 48,43% so với năm 2011 trong khi số dư bình quân các khoản phải thu tăng 31,01%. Như vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty diễn ra tương đối tốt, đây là nỗ lực đáng ghi nhận của công ty trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng các khoản phải thu cũng tăng với tốc độ khá nhanh, đã làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm không nhiều. Trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm đến 93,9% các khoản phải thu ngắn hạn và tăng vào cuối năm. Vì vậy để tăng khả thu hồi nợ, tránh vốn bị chiếm dụng nhiều đã đặt ra vấn đề trong quản lý khoản phải thu cho công ty. Cụ thể doanh nghiệp cần có sổ chi tiết theo dõi từng khoản phải thu theo tên khách hàng, số lượng, thời gian cụ thể, tránh thất thoát không để nợ ra. Bên cạnh đó thực hiện chiết khấu thương mại nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng.

Vòng quay vốn lưu động:

Học viện Tài chính

Vốn lưu động là nguồn vốn rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó luôn vận động và tồn tại ở các hình thái khác nhau, ban đầu vốn lưu động tồn tại dưới hình thức tiền tệ sau đó tồn tại dưới dạng dự trữ nguyên vật liệu và qua quá trình sản xuất, tiêu thụ lại quay về dưới hình thái tiền. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến nguồn vồn dự trữ và vốn thanh toán của doanh nghiệp, vì thế mục tiêu của các công ty đặc biệt là những công ty mà tỷ lệ VLĐ chiếm tỷ trọng lớn như Việt Hưng là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động hay chính là tăng vòng quay VLĐ.

Qua biểu đồ ta thấy hiệu quả từ việc sử dụng vốn lưu động từ năm 2010 đến 2012 biến đổi khá lớn, cụ thể là năm 2010 vòng quay vốn lưu động là 3,4 vòng và giảm vào năm 2011 còn 3,19 vòng. Năm 2012 cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, vòng quay vốn lưu động tăng lên 3,75 vòng tức là trong một kì sản xuất vốn lưu động quay được 3,75 vòng. Hay cứ một đồng VLĐ qua quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra gần bốn đồng doanh thu thuần. Với quy mô ngày một tăng công ty đang có những bước đi vững chắc đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:

Việc sử dụng tốt vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế lớn, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ sử dụng và quản lý vốn cố định ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác.

Học viện Tài chính

vào hoạt động SXKD thì tạo ra 6,85 đồng doanh thu, tăng 1,07 đồng tương ứng tỷ lệ 18,51% so với năm 2011. Có nghĩa là hiệu quả sử dụng VCĐ đã có bước thay đổi đáng kể, chuyển biến tích cực. Để đánh giá chính xác hơn chúng ta xem xét tình hình đầu tư TSCĐ và năng lực thực tế TSCĐ qua hai bảng sau:

Bảng 2.15: Cơ cấu và biến động tài sản cố định ( theo nguyên giá)

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 So sánh Nguyên giá ( VND) Tỷ trọng (%) Nguyên giá ( VND) Tỷ trọng (%) Số tiền ( VND) Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 60)