Tỷ suất sinh lời vốn chủ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 70 - 74)

- Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng trên 20% trong TSNH cả 2 thời điểm đầu

e)Tỷ suất sinh lời vốn chủ

sở hữu (ROE= 6/2) % 34,08 30,69 3,39 11,05

Hình 2.16: Hệ số khả năng sinh lời ( %)

Học viện Tài chính

2012 đều tăng so với năm 2011, đi sâu phân tích từng chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và thấy được những nỗ lực của doanh nghiệp:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS).

Tỷ suất LNST trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu tạo ra doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, vì vậy chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Năm 2012, cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu thuần thì có 5,73 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,03 đồng so với năm 2011. Do trong năm cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ 72% trong khi đó doanh thu tăng chậm hơn với tốc độ 48,43%. Đây chứng tỏ công tác quản lý chi phí trong kì của doanh nghiệp tốt, trong năm tới công ty cần phát huy hơn nữa.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( ROAe)

Đây là tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp mà chưa tính đến tác động của chi phí lãi vay và thuế TNDN. Nó cho biết hiệu quả kinh tế của tài sản để nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu xét riêng hoạt động sản xuất kinh doanh thì:

Năm 2011, tỷ suất này là 15,58% và sang năm 2012 nó tăng lên là 22,47%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng gấp hơn 3 lần tốc độ tăng của tài sản. So với các doanh nghiệp trong cùng ngành thì tỷ suất này của công ty ở mức vừa phải. Vì vậy trong năm tới công ty cần đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh để gia tăng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh ( ROA):

Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh nói chung của toàn doanh nghiệp. Nhưng nếu xét cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy:

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên VKD của công ty đạt 13,92% nghĩa là cứ 100 đồng VKD công ty bỏ vào trong kỳ tạo ra 13,92 đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động SXKD. Năm 2011 tỷ suất này chỉ đạt 9,71%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2012 chỉ xét riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn năm 2011, đây được coi là thành tích đáng ghi nhận của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE).

Đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu doanh nghiệp rất quan tâm, nó đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu cho biết trong 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Qua bảng trên ta thấy ROE năm 2012 là 34,08% cao hơn năm 2011 là 3,39% và hệ số này cao hơn trung bình ngành và một số công ty cùng ngành. Tuy nhiên năm 2012 trong khi ROA tăng với tỷ lệ 43,36% thì ROE chỉ tăng 11,05%.

Học viện Tài chính

Để thấy rõ hơn về cơ chế tác động làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong năm qua ta đi phân tích mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Công thức xác định: ROE = ( ROAe + D/E( ROAe – i)) x ( 1- t)

Trong đó:

ROE: Lợi nhuận vốn chủ sở hữu. ROAe: Tỷ suất sinh lời của tài sản. D: Vốn vay.

E: Vốn chủ sở hữu. i: Lãi suất vay vốn.

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Ta có ibq = 7.846.178.110/((54.330.763.793 + 48.500.425.071)/2)) = 0,153 hay 15,3%

Ta thấy năm 2012 ROAe > ibq vì vậy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong cả 2 năm 2011 và 2012 ROE đều cao hơn ROA rất nhiều, điều này thể hiện vốn chủ sở hữu được sử dụng hiệu quả, có thể thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính để khuyếch đại ROE. Và với lợi thế của năm 2012 trong năm tới công ty nên vay vốn nhiều hơn để khuyếch đại ROE lớn hơn.

Nhận xét: Năm 2012 là năm kinh tế khó khăn mà các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty đều tăng , phản ánh rằng doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả. Đây chính là thành tích của doanh nghiệp đáng được ghi nhận.

2.2.4. Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hệ số tài chính( Dupont)

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.

ROA = LNST/ Tổng TS = LNST/DTT x DTT/Tổng TS = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn

Bảng 2.18: Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố tới ROA

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

ROS ( %) (1) 5,73 4,7 1,03

Vòng quay toàn bộ vốn ( vòng) (2) 2,43 2,06 0,37

ROA ( %) (3) = (1) x (2) 13,92 9,71 4,21

Học viện Tài chính

tăng đáng kể của ROS và vòng quay toàn bộ vốn tăng nhẹ. Như vậy lợi nhuận ròng và vòng quay tài sản có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chi phí khá tốt, hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đã cao hơn. Công ty nên phát huy những thành tích đang có đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao lợi nhuận ròng hơn nữa.

ROE = LNST/VCSH = LNST/ DTT x DTT/ TS x TS/VCSH = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Bảng 2.19: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ROE

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

VKD bình quân (1) 241.761.615.920,5 192.645.999.660,5 49.115.616.260 VCSH bình quân (2) 98.727.332.193 60.964.846.830,5 37.762.485.362,5 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (3) = (1)/(2) 2,45 3,16 -0,71 ROS (4) 5,73% 4,7% 1,03% Vòng quay toàn bộ vốn(5) 2,43 2,06 0,37 ROE (6) = (3)x(4)x(5) 34,08% 30,69% 3,39%

Qua bảng ta thấy ROE chịu sự tác động của các nhân tố:

+ Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản: Vòng quay toàn bộ vốn của công ty tăng nhưng với tốc độ tăng thấp, năm 2012 chỉ tăng 0,37% so với năm 2011, đây là thành tích của doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn và hứa hẹn sẽ tăng trong năm tiếp theo.

+ Khả năng quản lý chi phí: Năm 2011 trong một đồng DTT có 0,047 đồng LNST, con số này ở năm 2012 là 0,0573 đồng. Hiệu quả HĐKD của công ty ở mức tương đối cao so với doanh nghiệp trong cùng ngành và có xu hướng tăng qua các năm. Với mục tiêu hiện tại là cố gắng tiếp tục tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín doanh nghiệp, hứa hẹn hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục tăng trong tương lai thể hiện bằng sự gia tăng của lợi nhuận.

+ Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty ở mức vừa phải và năm 2012 giảm 0,71 lần so với năm 2011, điều này làm cho ROE giảm. Năm 2012 công ty hạn chế sử dụng vốn vay mà chủ yếu đi chiếm dụng vốn của khách hàng và nhà cung cấp, với uy tín của mình năm qua công ty đã tận dụng tối đa nguồn này. Điều đó sẽ giúp cho công ty huy động được thêm nhiều vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng hơn khi có nhu cầu tăng vốn lớn.

Trên đây ta đã xem xét từng hệ số tài chính của công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng. Để đánh giá tổng quát, xác đáng tình hình tài chính doanh nghiệp cần xem

Học viện Tài chính

xét tổng thể các hệ số tài chính, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số.

Bảng 2.20: Tổng hợp các hệ số tài chính chủ yếu

STT Các chỉ tiêu tài chính Đơn vị Năm2012 Năm2011 ngànhTB Đánh giá

I Hệ số thanh toán

( thời điểm 31/12)

1 Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,18 1,00 1,34 Thấp hơn

2 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,93 0,79 0,95 Thấp hơn

3 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,19 0,21 0,45 Thấp hơn 4 Hệ số thanh toán lãi vay Lần 7,55 3,82

II Hệ số cơ cấu NV và TS

( thời điểm 31/12)

1 Tỷ suất đầu tư TSNH % 63,88 65,46

2 Hệ số nợ Lần 0,54 0,66 0,57 Thấp hơn

3 Hệ số nợ dài hạn Lần 0 0,39

III Hệ số hoạt động

1 Số vòng quay HTK Vòng 15,46 12,38

2 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 46,26 52,41

3 Vòng quay vốn lưu động Vòng 3,75 3,19 2,47 Cao hơn

4 Hiệu suất sử dụng VCĐ 6,85 5,78

5 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 2,43 2,06 1,61 Cao hơn

IV Hệ số sinh lời

1 Hệ số lãi ròng % 5,73 4,7 7,0 Thấp hơn

2 ROAe % 22,47 15,58 11,45 Cao hơn

3 Tỷ suất LNTT trên VKD % 19,22 11,00 9 Cao hơn

4 ROA % 13,92 9,71 7,49 Cao

5 ROE % 34,08 30,69 16,9 Cao

2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinhdoanh của công ty TNHH bao bì Việt Hưng. doanh của công ty TNHH bao bì Việt Hưng.

Theo sự phân tích ở trên, ta có thể đưa đến một số đánh giá về tình hình tài chính của công ty như sau:

2.3.1. Những thành tích đạt được.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 70 - 74)