TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 45 - 49)

- Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng trên 20% trong TSNH cả 2 thời điểm đầu

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN

(430=300+400) 276.716.173.346 100 206.807.058.495 100 69.909.114.851 33,8 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH bao bì Việt Hưng năm 2011 - 2012)

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2012 đạt 276.716.173.346 đồng tăng 69.909.114.851 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 33,8% chứng tỏ quy mô nguồn tài chính của công ty khá lớn và tăng mạnh trong năm 2012, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh. Tài sản được hình thành từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao và có ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty nhiều hơn, đi sâu phân tích:

Nợ phải trả:

Nợ phải trả cuối năm 2012 chỉ bao gồm nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Đầu năm 2012 tỷ trọng nợ ngắn hạn cũng chiếm đến 99,4% chứng tỏ nợ phải trả tăng chủ yếu là do tác động của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 14.616.438.335 đồng với tỷ lệ tăng 10,8%. Sự thay đổi của nợ ngắn hạn chủ yếu là do tác động của khoản mục phải trả người bán, vay và nợ ngắn hạn.

- Vay và nợ ngắn hạn: cuối năm 2012 là 54.330.763.793 đồng tăng hơn 6 tỷ đồng so với cuối năm. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2012 chi tiết cho khoản mục này ta có:

Bảng 2.6: Chi tiết các khoản vay ngắn hạn

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền ( VND) Tỷ trọng ( %) Số tiền ( VND) Tỷ trọng ( %) Số tiền (VND) Tỷ lệ ( %) Vay ngắn hạn ngân hàng BIDV Cầu Giấy

17.555.978.160 32,3 39.838.724.079 83,5 (22.282.745.919) -55,9Vay ngắn hạn đối Vay ngắn hạn đối tượng khác 34.000.000.000 62,6 - 0,00 34.000.000.000 - Vay ngắn hạn ngân hàng Sacombank 2.774.785.633 5,1 7.846.476.992 16,5 (5.071.691.359) -64,6 Tổng cộng 54.330.763.79 3 100 47.685.201.071 100 6.645.562.720 13,9

Các khoản vay đối với ngân hàng Cầu Giấy và ngân hàng Sacombank cuối năm so với đầu năm đều giảm mạnh, nguyên nhân là do năm 2012 ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, mặc dù ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhưng lại rất chặt chẽ và thẩm định khắt khe đối với doanh nghiệp trước khi cho vay vốn, vì vậy công ty khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Công ty là khách hàng uy

Học viện Tài chính

tín và lớn đối với ngân hàng BIDV nên năm 2012 có thể vay được 17.555.978.160 đồng. Trước việc khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng năm 2012 công ty đã vay của đối tượng khác 34 tỷ đồng với lãi suất cao hơn ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Vay và nợ ngắn hạn tăng giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn vì chi phí lãi vay được trừ trước khi tính thuế TNCN và đây cũng là cơ hội tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính nhằm khuyếch đại ROE.

- Phải trả người bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn

hạn( đầu năm 2012 là 46,74%, cuối năm 2012 là 50,44%) và tăng 14.091.676.228 đồng. Chứng tỏ các nhà cung cấp nguyên vật liệu rất tin tưởng vào công ty khi cho chịu nhiều như vậy. Đặc điểm của nguồn vốn này là chi phí sử dụng vốn thấp, đây là khoản vay dựa vào tín chấp không cần tài sản bảo đảm, đồng thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong trường hợp giãn nợ hay trả chậm cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng coi đây là nguồn tài trợ vốn chính vì đây là nguồn vốn có giới hạn nhất định, thời gian ngắn và có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn. Hiện nay trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì đây lại là nguồn tài trợ khá lớn đối với các doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp cần xem xét rõ nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa nhận về, đừng vì những điều khoản hấp dẫn về thanh toán mà nhập hàng tồn kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.

Vốn chủ sở hữu:

Hình 2.10: Vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2008 – 2012

Học viện Tài chính

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH bao bì Việt Hưng giai đoạn 2008 – 2012)

Giai đoạn 2008 – 2012 quy mô vốn chủ sở hữu liên tục tăng từ 70.673 triệu đồng lên 126.781 triệu đồng như vậy doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn về khả năng tài chính, không bị ảnh hưởng quá lớn từ các tác động bên ngoài khi mà hiện nay doanh nghiệp khó vay vốn từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng và phải chịu lãi suất cao, khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Trong tổng vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu chứ không có nguồn kinh phí và quỹ khác. Đáng chú ý nhất là trong năm 2012 vốn khác của chủ sở hữu tăng mạnh lên 76.500.000.000 đồng với tỷ lệ tăng 282,5%. Điều đó cho thấy năm 2012 công ty đã chú trọng trong việc nâng cao khả năng tự chủ, độc lập về tài chính.

Phân tích nguồn vốn kinh doanh theo thời gian:

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn có thể chia nguồn vốn doanh nghiệp làm 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn NV thường xuyên năm 2011= 70.673.381.935 + 3.667.107.333 = 74.340.489.268 ( VND)

NV thường xuyên năm 2012 = 126.781.282.451 ( VND)

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định theo công thức:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

NV lưu động thường xuyên năm 2011 = 135.381.001.338 – 135.318.452.560 = 62.548.778 ( VND)

NV lưu động thường xuyên năm 2012 = 176.777.173.445 – 149.934.890.895 = 26.842.282.555 ( VND)

Mô hình tài trợ của doanh nghiệp tại 2 thời điểm được biểu diễn như sau:

31/12/2011 Tài sản ngắn hạn 135.381.001.338 VND Nợ ngắn hạn 135.318.452.560 VND

NVLĐ thường xuyên Nợ dài hạn

3.667.107.333 Tài sản dài hạn 71.426.057.157 VND Vốn chủ sở hữu70.673.381.935 VND Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên

Học viện Tài chính

31/12/2012

Nguồn vốn tạm thời

Qua hai mô hình tài trợ trên ta thấy: tại thời điểm đầu năm doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động thường xuyên thấp là 62.548.778 đồng nhưng đến cuối năm nguồn vốn lưu động tăng rất mạnh lên đến 26.842.282.555 đồng. Ta thấy, tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm nguồn vốn dài hạn của công ty không những đảm bảo tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Như vậy, chính sách tài trợ này đem lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính cho công ty, cuối năm tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều cải tiến hơn, được đảm

Tài sản ngắn hạn 176.777.173.445 VND Nợ ngắn hạn 149.934.890.895 VND

NVLĐ thường xuyên Vốn chủ sở hữu

126.781.282.451 VND Tài sản dài hạn 99.938.999.901 VND Nguồn vốn thường xuyên

Học viện Tài chính

bảo vững chắc hơn. Chứng tỏ mô hình tài trợ của công ty là hợp lí, đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.

Kết luận phân tích nguồn vốn:

Qua phân tích tình hình nguồn vốn và diễn biến nguồn vốn của công ty ta thấy: cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu(cuối năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 45,82%) giúp công ty tăng khả năng tự chủ về tài chính. Trong năm công ty đã tận dụng uy tín, sự tin tưởng của khách hàng để tăng vốn chiếm dụng.

Qua mô hình tài trợ vốn ta thấy tình hình tài trợ vốn như trên là hợp lí, nó giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro tài chính như lạm phát, biến động về lãi suất, khả năng thanh toán tốt hơn. Trong thời gian tới công ty cần linh hoạt trong vấn đề sử dụng vốn.

2.2.2.3. Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty.

Ở đây ta sẽ đi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn để thấy được sự thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp tại thời kì nhất định.

Bảng 2.7: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012

Đơn vị tính: VND

STT Khoản thu 31/12/2012 31/12/2011 Sử dụng vốn Diễn biến

nguồn vốn TÀI SẢN

1 Tiền 29.005.123.92 28.675.623.456 329.500.450

2 Đầu tư ngắn hạn 20.000.000.000 0 20.000.000.000

3 Phải thu của khách hàng 83.238.525.774 63.512.469.049 19.726.056.725

4 Trả trước cho người bán 2.224.571.377 3.994.613.450 1.770.042.073

5 Các khoản phải thu khác 0 120.277.778 120.227.778

6 Hàng tồn kho 36.804.560.777 28.713.160.967 8.091.399.810

7 Thuế GTGT được khấu trừ 5.504.391.615 10.364.856.638 4.860.465.023

8 Các khoản phải thu dài hạn 0 5.000.000.000 5.000.000.000

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w