IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ TH NG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục
5. Giáo dục thẩm mỹ
Trong nhà trường, đặc biệt ở nhà trường phổ thông, giáo dục thẩm mỹ là một trong những bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa chung, vì lẽ đó nhiều nhà giáo dục xem giáo dục thẩm mỹ là giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho con người .
Ở nhà trường phổ thông, giáo dục thẩm mỹ không nên hiểu là giáo dục đặc biệt cho những học sinh có năng khiếu về một môn nghệ thuật nào đó (ta có trường năng khiếu đặc
42
biệt đảm nhận) mà là giáo dục văn hóa thẩm mỹ chung cho tất cả học sinh, giúp cho các em tiếp xúc, có khả năng cảm thụ và biết thưởng thức cái đ p trong cuộc sống hàng ngày, từ đó khêu gợi lòng ham mê, thích thú tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật ở mức độ thể hiện trình độ văn hóa chung của con người.
Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ thường được xác định ở mấy điểm sau đây:
- Phát triển tri giác thẩm mỹ (mà trong kinh nghiệm vốn sống riêng ai cũng có), hình thành năng lực cảm thụ cái đ p trong tự nhiên, trong nghệ thuật và trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ (qua việc học tập một số môn nghệ thuật nhất định) hình thành năng lực sáng tạo cái đ p, biết phân biệt cái đ p với những cái thô kệch, xấu xí, phi văn hóa.
- Khêu gợi và bồi dưỡng lòng khát khao thể hiện tài năng sáng tạo thẩm mỹ (qua một số môn nghệ thuật) và hình thành nguyện vọng đưa cái đ p vào cuộc sống hàng ngày
Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần giúp cho các em tiếp xúc, có khả năng cảm thụ, biết thưởng thức cái đ p trong cuộc sống hàng ngày, từ đó khêu gợi lòng ham mê, hứng thú tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đ p.
* Mỹ dục được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học, và trong quá trình tổ chức đời sống của học sinh
43
Chƣơng II
QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC 1. Khái niệm cấu tr c của quá trình giáo dục
1.1. Khái niệm quá trình giáo dục.
. Qu trình gi o d gì?
- Là một quá trình trong đó, dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành được thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân cách khác của người công dân, người lao động.
- Từ khái niệm trên chúng ta rút ra những điều đáng chú ý như sau:
+ Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là tổ chức, điều khiển quá trình hình thành nhân cách của người được giáo dục, theo định hướng của mục đích và nhiệm vụ giáo dục.
+ Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục tồn tại một mặt với tư cách là đối tượng chịu sự tác động có định hướng của nhà giáo dục song mặt khác lại tồn tại với tư cách là chủ thể tự giáo dục, có nghĩa là họ tự tổ chức, tự điều khiển quá trình hình thành nhân cách của mình.
+ Như vậy, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Nếu không có sự tác động qua lại này thì sẽ không có bản thân quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục và tự giáo dục.
44
Quá trình giáo dục tổng thể là sự thống nhất của 2 quá trình bộ phận là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa h p). Cả 2 quá trình đều thực hiện chức năng chung của quá trình sư phạm tổng thể, song sự phân biệt 2 quá trình này dựa vào chức năng trội của mỗi quá trình.
Chức năng trội của quá trình dạy học là trau dồi học vấn, là chuyển giao và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và hoạt động .
Chức năng trội của quá trình giáo dục là xây dựng hệ thống niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tính cách, thói quen; là hình thành và phát triển những phẩm chất về thế giới quan khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ ... của cá nhân người học .
Trong nhà trường XHCN cả 2 quá trình nay thống nhất với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Quá trình dạy học phải mang tính giáo dục, phải kéo theo quá trình giáo dục và phải tạo tiền đề cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Quá trình giáo dục nhất thiết phải bao gồm quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và phát triển năng lực nhận thức và phải được tiến hành một phần quan trọng ngay trong các bài học trên lớp, tức là thông qua hình thức cơ bản của dạy học cũng như trong các hoạt động khác của học sinh ở nhà trường, gia đình, ở các cơ quan văn hoá - giáo dục của xã hội.