Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 79)

II. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

1 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

. N vững tiêu gi o d ủ p họ , p họ , h ơng trình gi o d dạ họ ủ nh tr ng

Đây là nhiệm vụ trước mắt và cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của Bộ quán triệt, chương trình giáo dục và dạy học của nhà trường thì mới xây dựng được kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Ở mỗi trường đều có những văn bản sau: + Mục tiêu cấp học

+ Chỉ thị từng năm học- nhiệm vụ trọng tâm từng năm. + Chương trình giảng dạy các môn học.

+ Kế hoạch năm học của nhà trường.

+ Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học như: vấn đề thu học phí, miễn giảm đóng góp, chế độ chính sách..., qui chế kỉ luật, khen thưởng...

Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững các văn bản trên để quán triệt trong tổ chức giáo dục lớp chủ nhiệm. Thường khi bắt đầu năm học mới, hoặc người giáo viên bắt đầu đảm

80

nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải đặt nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu thật chắc.

. Tì hiểu để n vững ơ u tổ h ủ nh tr ng.

Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng các công việc sau đây: + Nắm vững tổ chức và phân công của ban giám hiệu

+ Nắm vững cơ cấu tổ chức chi bộ, Đoàn, Đội, công đoàn nhà trường sau các đại hội hàng năm.

+ Nắm vững đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn và số giáo viên dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Việc quan trọng là hiểu từng giáo viên dạy ở lớp mình chủ nhiệm về hoàn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách để thiết lập mối quan hệ phối hợp trong giáo dục. Nhiều GVCN có kinh nghiệm thường mời tất cả giáo viên bộ môn tham gia đại hội lớp học sinh chủ nhiệm, sau đó thống nhất với đội ngũ này một số nguyên tắc, yêu cầu chung trong giáo dục.

+ Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách các mặt hoạt động của nhà trường, nếu cần có thể liên hệ.

. N vững đặ điể ủ t ng họ sinh trong p hủ nhi

Việc nhanh chóng hiểu từng em trong lớp là một nội dung và nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp nhiều phương pháp, phối hợp nhiều lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Trên cơ sở đó xây dựng một chương trình giáo dục, tổ chức hoạt động toàn diện các mặt nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh lớp chủ nhiệm trên nguyên tắc phát triển năng lực tự quản của các em.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác chủ nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, triển khai chương trình, kế hoạch năm học của nhà trường.

d. Ng i gi o viên hủ nhi ph i tự ho n thi n ph h t nhân h ủ ng i th gi o

Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh. Quan tâm tới mọi khía cạnh đối với từng học sinh lớp chủ nhiệm, nhưng quan trọng nhất là giúp các em rèn luyện ý thức, thái độ, hình thành những phẩm chất, tình cảm trong sáng đúng đắn, xây dựng cho các em các hoài bão, lý tưởng sống cao đ p, có bản lĩnh đề kháng với những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực đang diễn ra xung quanh.

Chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt đến học sinh, khi bản thân giáo viên chủ nhiệm là một nhân cách tốt.

81

Chỉ có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt khi thực sự giáo viên chủ nhiệm là một mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ đối với học sinh, với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người ở cộng đồng nơi ở và toàn xã hội.

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm theo dõi tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện nhân cách, góp phần thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất quan trọng là phải có ý thức tự nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến giáo dục học sinh. Việc nghiên cứu, theo dõi và kịp thời nắm bắt được diễn biến mọi mặt ở địa phương, ở trong và ngoài nước giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp kịp thời tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh lớp chủ nhiệm, thông qua đó giúp các em nâng cao nhận thức, hình thành thái độ đúng đắn và rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy nhạy bén và năng lực hoạt động sáng tạo để thích ứng với cuộc sống đa dạng phong phú hiện nay.

Trong sự nghiệp đổi mới, đang có những phong trào xã hội có ý nghĩa giáo dục lớn như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”... có biết bao tấm gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tích cực tham gia vào xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện xã hội công bằng, văn minh, có biết bao tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống của học sinh, sinh viên... Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt các sự kiện đó để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.

Việc hoàn thiện nhân cách người giáo viên chủ nhiệm trong thời kì hiện nay, chính là thể hiện ở sự làm phong phú nhận thức xã hội của bản thân để thực hiện công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.

e. Không ng ng họ tập hu ên ôn, nghi p v s phạ , nh đổi i ông t tổ h gi o d , dạ họ góp ph n nâng o h t ợng gi o d , dạ họ ở nh tr ng phổ thông

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đòi hỏi người thầy giáo hơn bao giờ hết phải thấy được nhiệm vụ lớn lao này.

Các nội dung mà người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần bồi dưỡng đó là:

+ Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng dạy vào cuộc sống.

+ Những tri thức khoa học công cụ như tin học, ngoại ngữ.

+ Những tri thức khoa học có tính phương pháp luận như triết học, phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, xã hội.

82

+ Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn hóa, pháp luật, tâm lí học,

+ Ngoài những kiến thức xã hội nói chung, giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trước hết nắm vững lí luận giáo dục, lí luận dạy học, cách tiến hành xã hội hóa giáo dục, huy động mọi tiềm năng của xã hội giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết cần có một số năng lực, tính cách để làm tốt công tác chủ nhiệm như:

+ Bình tĩnh, khả năng tự kiềm chế. +Trung thực.

+Tự trọng cao, giữ chữ tín + Có năng lực sư phạm.

g. Gi o viên hủ nhi ph i ng i tổ h iên t to n hội để â dựng ôi tr ng s phạ nh ạnh, th ng nh t t động, thự hi n tiêu, nội dung gi o d họ sinh p hủ nhi

Đây là một nhiệm vụ rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm lớp, thể hiện vai trò, chức năng tổ chức quản lí. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của ban giám hiệu. Cần hợp pháp hoá mọi hoạt động của giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người đại diện Hiệu trưởng. Vì vậy mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường, hoặc có tham dự của ban giám hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)