IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ TH NG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục
3. Các bộ phn của giáo dục toàn diện nhân cách
3.1. Giáo dục đạo đức và công dân (đức dục)
Giáo dục đạo đức là một quá trình hình thành cho học sinh ý thức đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức.
39
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo dục ở nhà trường các cấp. + Ý thức đạo đức là một tổ hợp những tri thức đạo đức và hành vi đạo đức. Như vậy, nghĩa là trong quá trình giáo dục đạo đức, bồi dưỡng cho các em những chuẩn mực đạo đức (giá trị đạo đức) và quan trọng hơn đó là giúp cho các em chuyển hóa các chuẩn mực đó thành niềm tin. Niềm tin đạo đức sẽ tạo cho các em có sức mạnh trong việc viến những tri thức thành hành vi, thói quen đạo đức.
+ Tình cảm đạo đức được coi là „chất men” thúc đẩy các em biến ý thức thành hành vi, thói quen đạo đức mọt cách thoải mái, dễ chịu không bị cưỡng ép, máy máy.
+ Hành vi đạo đức, xét cho đến cùng, là biểu hiện sinh động bộ mặt đạo đức của con người. Hành vi này phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định; phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự giác với động cơ đúng đắn. Hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen đạo đức. Thói quen đạo đức gắn liền với nhu cầu về đạo đức.
- Những nhiệm vụ của đức dục là:
+ Giáo dục, bồi dưỡng học sinh thế giới quan cách mạng, thấm nhuần hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm được những qui luật cơ bản của sự phát triển xã hội, có lí tưởng đạo đức, niềm tin sâu sắc vào chủ nghĩa xã hội.
+ Giáo dục học sinh những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức XHCN, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế chân chính, lòng nhân ái, lòng yêu lao động, ý thức đầy đủ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, tinh thần kỉ luật tự giác, lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc.
+ Giáo dục về văn hoá chung, giáo dục bảo vệ môi trường, tinh thần vì hoà bình, phấn đấu theo các giá trị cao quí của dân tộc và nhân loại.
- Giáo dục đạo đức được thực hiện bằng hai con đường : Con đường dạy học các môn học, nhất là môn đạo đức. Con đường thứ 2 là các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Con đường thứ nhất chủ yếu giúp cho học sinh hình thành ý thức đạo đức và định hướng cho hành vi đạo đức.
Con đường thứ hai chủ yếu giúp cho các em rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức.