Cấu trúc của quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 44)

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ TH NG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

1Cấu trúc của quá trình giáo dục

Với tư cách là một hệ thống toàn v n bao gồm 6 nhân tố cấu trúc.

. M đí h, nhi v gi o d .

Mục đích: Giáo dục đào tạo những con người (thế hệ trẻ) thành những người công dân, người lao động có đủ năng lực và phẩm chất, có khả năng hoà nhập và thích ứng, năng động, sáng tạo trước một cuộc sống đang không ngừng biến động.

Nhiệm vụ:

1. Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực đạo đức pháp luật nói riêng đã được qui định.

Ý thức cá nhân: là một thể thống nhất giữa sự hiểu biết của cá nhân về các chuẩn mực xã hội và niềm tin cá nhân về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cá nhân của những chuẩn mực xã hội ấy.

2. Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục xúc cảm, tình cảm tích cực có tác dụng như là “ chất men” đặc biệt thúc đẩy cá nhân chuyển hoá ý thức về các chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng.

45

3. Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục hệ thống hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định. Và hơn nữa là tổ chức cho họ tự lặp đi lặp lại hệ thống hành vi này thành thói quen bền vững, gắn bó mật thiết với nhu cầu tích cực của cá nhân.

Mục đích, nhiệm vụ giáo dục có vị trí hàng đầu trong quá trình giáo dục. Nó có vai trò định hướng cho sự vận động và phát triển của các nhân tố khác và của toàn bộ quá trình giáo dục.

. Nội dung gi o d .

- Là hệ thống những chuẩn mực xã hội đã được qui định cần giáo dục cho người được giáo dục. Tuy nhiên phải tính đến sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nền văn hóa …

- Nó tạo nên nội dung hoạt động cho nhà giáo dục và người được giáo dục.

- Nó chịu sự chi phối của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và mặt khác, nó lại phục vụ cho việc hoàn thiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục.

. h ơng ph p, ph ơng ti n gi o d .

- Là những cách thức, phương tiện hoạt động thống nhất của nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm giúp cho người được giáo dục chuyển hoá được những chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng.

- Nó chịu sự chi phối của nội dung giáo dục, mặt khác nó lại giúp cho nội dung giáo dục chuyển hoá thành vốn kinh nghiệm riêng của người được giáo dục, phù hợp với mục đích giáo dục.

d. Nh gi o d . nhân hoặ tập thể nh gi o d

- Tồn tại với tư cách là chủ thể tác động.

- Vai trò: chủ đạo; thể hiện ở việc tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành nhân cách người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức hợp lí. Qua đó kích thích và làm phát triển ở người được giáo dục tính tự giác tích cực tự giáo dục.

e. Ng i đ ợ gi o d .

- Là đối tượng giáo dục, nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục.

- Mặt khác, còn là một thực thể chủ động: tiếp nhận các tác động giáo dục một cách có chọn lọc, họ có khả năng biến những tác động bên ngoài thành những tác động bên trong của bản thân, họ có khả năng tự vận động đi lên. Hay nói cách khác: họ còn tồn tại và hoạt động với tư cách là chủ thể tự giáo dục.

46

g. K t qu gi o d .

- Vừa phản ánh kết quả vận động và phát triển của quá trình giáo dục nói chung, vừa phản ánh tập trung kết quả vận động và phát triển của bản thân người được giáo dục.

- Kết quả này được thể hiện ở chỗ: người được giáo dục phát triển được ý thức về các chuẩn mực xã hội đã được qui định, phát triển được tình cảm, hành vi và thói quen tích cực tương ứng.

Các nhân tố trên tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Không những vậy, các nhân tố này còn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa, KHKT…

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 44)