Logic của QTG

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 51)

- Làm cho học sinh hiểu được nội dung các chuẩn mực, ý nghĩa xã hội của việc thực hiện đúng đắn các chuẩn mực đó, hình thành xúc cảm tích cực niềm tin đối chuẩn mực.

4Logic của QTG

- Là trình tự thực hiện hợp lí các khâu của nó nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đã được qui định

- Có 3 khâu:

a. Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững những tri thức về các chuẩn mực xã hội đã được qui định.

b. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành niềm tin và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội đã được qui định.

52

c. Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định.

Các hành vi mà người được giáo dục rèn luyện cần thoả mãn những tiêu chí sau:

- Nội dung của các chuẩn mực được thể hiện trong hành vi (nói cách khác là hành vi phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định).

- Sự thể hiện hành vi có tính phổ biến.

- Sự thể hiện hành vi có tính bền vững, ổn định.

- Hành vi có động cơ đúng đắn (có ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội).

Các tiêu chí này hợp thành một thể thống nhất, không thể thiếu bất cứ một tiêu chí nào. Muốn rèn luyện cho người được giáo dục các hành vi và thói quen phù hợp cần:

+ Tổ chức cho học sinh tham gia mọi hình thức hoạt động với những tình huống đa dạng, ngày càng phức tạp.

+ Bồi dưỡng cho họ ý thức và năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên.

Các khâu trên có quan hệ mật thiết với nhau, song không cứng nhắc phải có đủ ba khâu trong một tình huống cụ thể.

Ví dụ:

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Hình thành cho các em niềm tin trước - Ý thức

- Hành vi

* Đối với trẻ nhỏ:

- Hình thành thói quen hành vi trước

- Giải thích vì sao phải làm như vậy để hình thành niềm tin, tình cảm - Trang bị ý thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 51)