II. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC 1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục
2. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục
2.7. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hộ
xã hội
* Vì s o ph i thự hi n ngu ên t n ?
Vì sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh chịu tác động của nhiều nhân tố, vừa tích cực, vừa có tiêu cực. Vì vậy, cần phải thống nhất cả 3 lực lượng để đảm bảo sự thống nhất của các ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong QTGD.
* Nội dung ủ ngu ên t :
Nhà trường, gia đình, xã hội phải được thống nhất với nhau để tạo nên môi trường giáo dục hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Trong đó:
+ Giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo.
- Định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành nhân cách của thế hê trẻ.
- Khai tác có chọn lọc những tác động tích cực, đồng thời ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của gia đình, xã hội.
+ Giáo dục gia đình: giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
- Mở đầu và đặt nền móng, cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách. - Phát huy tác dụng của mối quan hệ ruột thịt, gắn bó nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục ở nhà trường.
+ Giáo dục xã hội: giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ cho giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống.
* Bi n ph p thự hi n:
- Nhà trường, gia đình, xã hội cùng phối hợp để giáo dục trẻ em ở mọi nơi, mọi lúc, để cùng thống nhất các ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong QTGD.
- Nhà trường phải phát huy vai trò chủ đạo của mình chủ động kết hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
58
- Gia đình, xã hội cần nhận thức đúng và chủ động kết hợp với nhà trường, theo định hướng giáo dục chung của nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực cho giáo dục nhà trường.