Nội dung và phƣơng pháp công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 82)

II. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

2. Nội dung và phƣơng pháp công tác chủ nhiệm

2.1. Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng giáo dục

Nhà giáo dục Usinxki nói rằng: Mu n gi o d on ng i v ọi ặt thì ph i hiểu on ng i v ọi ặt .

Nếu hiểu học sinh thì có thể lựa chọn được những tác động phù hợp. Vì vậy, giáo viên phải tìm hiểu học sinh.

Nội dung tìm hiểu học sinh chủ yếu là: Đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, trình độ nhận thức, sở thích, nguyện vọng…; về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, với bạn bè…. Qua đó, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, đi tìm nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp phù hợp.

83

+ Thông qua hồ sơ: Sơ yếu lý lịch, học bạ, các bản tự nhận xét, đánh giá của học sinh và giáo viên, sổ điểm, sổ ghi đầu bài…).

+ Quan sát hàng ngày về hoạt động, về hành vi của học sinh ở trong và ngoài nhà trường.

+ Trao đổi, trò chuyện với học sinh

+ Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học trước. + Trao đổi với các lực lượng giáo dục khác nếu cần.

+ Thông qua việc tham gia hoạt động cùng học sinh. + Trao đổi với phụ huynh học sinh.

Cần lưu ý: phải sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu HS: nhờ đó thông tin thu được sẽ phong phú. Những thông tin này cần được xử lý cẩn thận để rút ra kết luận chính xác, khách quan, tuyệt đối không được hời hợt chủ quan, đánh giá vội vàng.

2.2. Xâ dựng và phát triển tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục học sinh. Để có thể xây dựng tập thể lớp trở thành tập có sức mạnh giáo dục. GVCN cần phải hiểu rõ lý luận về sự phát triển tập thể học sinh và những yêu cầu sư phạm của việc quản lý, lãnh đạo lớp học.

Nội dung xây dựng tập thể học sinh bao gồm những công việc sau:

+ Đề ra yêu cầu, làm cho các em thấy được sự cần thiết và tự giác thực hiện yêu cầu + Xây dựng đội ngũ cốt cán của tập thể

+ Tổ chức các hoạt động tập thể

+ Xây dựng dư luận và truyền thống tập thể

2.3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện

Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, quản lí, giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, buổi lao động hàng tháng, tham gia hoạt động chung của toàn trường. Giáo viên chủ nhiệm phải cố vấn cho đội ngũ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lí các hoạt động này nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh. Việc chăm lo xây dựng bầu không khí đoàn kết nhất trí của tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức học sinh. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hoá, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giáo dục thẩm mĩ, vui chơi giải trí và phòng chống các tệ nạn xã hội. Các hoạt động góp phần thực hiện nội dung giáo dục toàn diện là:

84

- Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh. - Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghê, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

.4. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ LUẬN GIÁO DỤC (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)