Cơ cấu lao động, việc làm, nghề nghiệp, thu nhập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 55)

Hiện nay, do tác động nhiều mặt của xã hội nên đời sống kinh tế, văn hóa và phương thức sản xuất của cư dân xã Tà Lài có nhiều biến đổi. Với 91 hộ thì có 433 nhân khẩu, chủ hộ nam chiếm 81,3%, chủ hộ nữ 18,7%; trình độ tiểu học 39,6%, trung học phổ thông 34,1%, dân nhập cư là 56%, còn lại 44% là dân địa phương và bản địa. Hoạt động kinh tế chủ yếu của các cộng đồng dân cư là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) 72,5%; làm thuê 17,6% (xem phần phụ lục). Phương thức sản xuất khi mới nhập cư là khai khẩn đất đai, trồng lúa trên nương rẫy và trồng lúa nước. Các hình thức ấy cũng dần dần thay đổi theo hình thức đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nền nông nghiệp sinh thái. Các hộ gia đình ở đây trong quá trình sản xuất cũng được sự hỗ trợ của của cán bộ khuyến nông, 54,9% số hộ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Đó cũng chính là dấu hiệu của sự tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiến đến sự phát triển bền vững.

Tuy nghề nông nghiệp trồng lúa của khu vực ấp 3, ấp 4, ấp 5 xã Tà lài phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, thiếu nước trong mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những biện pháp thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tiến tới sự phát triển bền vững của kinh tế hộ gia đình ở đây gặp không ít khó khăn, mùa

khô thiếu nước, mùa khô thì ngập lụt. Đó là chưa kể tình trạng đất đai bị bạc màu, xói mòn và các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn khó khăn và thiếu thốn, dẫn đến sự đe dọa tới hệ sinh thái VQG Cát Tiên.

Trước thực trạng ấy, khoảng 60,4% hộ gia đình đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật chống sói mòn đất, cải tạo đất, và bắt buộc phải tính đến khả năng chuyển đổi phương thức canh tác cây trồng và vật nuôi. Sự chuyển đổi cây trồng từ loại cây một mùa, một vụ như lúa, bắp, đậu… sang trồng cây lâu năm như điều, cà phê, cam, quít, tiêu… đã được triển khai trên diện rộng. Cơ cấu, diện tích các loại cây trồng của người dân tộc bản địa nhìn chung khá đa dạng. Ngoài lúa và các loại cây công nghiệp lâu năm, bà còn trồng nhiều loại cây ăn trái như xoài, nhãn, chôm chôm, cam, quít… sự chuyển đổi cây trồng trên đất rẫy của Bà con dân tộc đã được Nhà nước hỗ trợ cây giống và kỹ thuật canh tác, góp phần cải thiện đời sống cho kinh tế hộ gia đình và chuyển đổi dần tập quán sản xuất truyền thống nương rẫy truyền thống từ ngàn xưa. Phương thức sản xuất này đã góp phần quan trọng vào việc làm phong phú thêm hệ sinh học và cải tạo đất ở khu vực VQG Cát Tiên.

Thu nhập và mức sống của người dân

Qua bảng 4.12. Phải nói rằng, các cộng đồng dân cư ở đây là những người có thu nhập thấp, tổng thu ước khoảng 66.628.264 đồng/hộ/năm, chi sinh hoạt gia đình và tái sản xuất 62.815.000đ/năm, còn lại khoảng 3.813.264 đồng/hộ/ năm, bởi họ hầu hết là cư dân nông thôn và mức sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.12. Tổng thu nhập từ các nguồn

Stt Nguồn thu Tổng thu

(đồng) Thu nhập bình quân hộ/năm Tỉ lệ (%) 1 Lúa nước 449.402.000 4.938.484 7 2 Điều, cà phê 1.220.100.000 13.407.692 20 3 Tiêu 200.000.000 2.197.802 3

4 Cây nông nghiệp 1.084.160.000 11.913.846 18

5 Heo 936.000.000 10.285.714 15

7 Gia cầm 142.390.000 1.564.725 2 9 Gỗ, củi 49.630.000 545.385 1 10 Nhận khoán BVR 3.920.000 43.077 0 11 Lâm sản phụ 145.000.000 1.593.407 2 13 Làm thuê 862.390.000 9.476.813 14 14 Lương 148.000.000 1.626.374 2 15 Buôn bán, dịch vụ 174.080.000 1.912.967 3 16 Khác 396400000 4.356.044 7 Tổng 6.063.172.000 66.628.264 100

Trong khi đó các yếu tố đất đai, khí hậu, thủy văn có nhiều thay đổi, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, trở ngại cho các lòai cây trồng, vật nuôi. Nhưng nhìn chung, hộ gia đình nào có nhiều đất canh tác thì mức thu nhập cao hơn và có mức sống khá hơn.

Hình 4.4. Biểu đồ so sánh các nguồn thu nhập

Rõ ràng quy mô diện tích đất canh tác, loại hình sản xuất có sự khác biệt giữa những người thu nhập. Mức thu nhập và mức sống người dân còn căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế. Ở đây trình độ phát triển kinh tế rõ ràng là không đồng đều. Bởi họ gồm đủ các thành phần dân tộc ở mọi miền đất nước di cư về đây, văn hóa,

phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác và trình độ phát triển rất khác nhau, nên dẫn đến mức thu nhập và mức sống khách nhau. Đặc biệt là với cộng đồng các dân tộc bản địa (ấp 4), mức sống lại càng thấp hơn. Trong các nguồn thu thì điều, cà phê cho nguồn thu cao nhất (20%), cây nông nghiệp hoa màu các loại (18%), chăn nuôi heo (15%), làm thuê (14%), còn các nguồn thu khác đều thấp. Chính vì thu nhập thấp nên cộng đồng dân cư ở đây dễ vào rừng khai thác các nguồn lợi từ rừng nhằm cải thiện cuộc sống khó khăn của mình.

Qua khảo sát mức sống dân cư ở khu vực nghiên cứu cho thấy việc đánh giá mức độ kinh tế hộ gia đình là thông qua tài sản cố định (ruộng đất, nhà cửa) và đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất… thì đa số hộ gia đình ở đây tài sản đơn sơ ngoài đất đai và nhà cửa tranh tre, nứa lá. Việc đánh giá và phân loại hộ theo 3 mức: khá, Trung bình, nghèo, được xác định theo các tiêu chí cơ bản sau:

Bảng 4.13. Các tiêu chí đánh giá kinh tế hộ gia đình

Stt Loại Mức độ tài sản

1 Hộ khá

- Có phương tiện sản xuất, có nhà ở cấp 4, có tivi màu, xe gắn máy, có đất ruộng, rẫy, có trâu bò kéo cày, có kinh doanh buôn bán nhỏ và chăn nuôi gia súc gia cầm.

2 Hộ trung bình

- Có nhà cửa cố định, có đất ruộng, rẫy, đủ ăn, có nhân lực, có trâu bò phục vụ sản xuất.

3 Hộ nghèo

- Nhà ở tranh tre, nứa, lá, ít lao động, thiếu vốn, không chăn nuôi, ít ruộng đất, đông người ăn theo, chuyên đi làm thuê, thiếu ăn.

Đa số người dân xã Tà Lài cũng ở mức thu nhập trung bình. So với tiêu chí mà Bộ Lao động thương bình và xã hội đề ra về mức chuẩn nghèo, thì số người có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp đều là những người nghèo. Như vậy, số người nghèo ở đây chiếm trên 90% dân số trong khu vực. Riêng người có thu nhập khá rất ít, ấp 3 (5,7%), ấp 4 (1,3%), ấp 5 (3,6%).

Bảng 4.14. Biểu đánh giá kinh tế các hộ

hộ (%) bình (%)

3 Ấp 3 36 18,2 76,1 5,7

4 Ấp 4 34 68,8 30 1,3

5 Ấp 5 21 16,2 80,2 3,6

Tổng 91

Hình 4.5. Biểu đồ đánh giá kinh tế các hộ điều tra

So sánh các tiêu chí trên và kết hợp với thực tế đời sống cư dân Xã Tà Lài, thì ở đây chưa có sự phân hóa giàu, nghèo sâu sắc. Trừ một số hộ khá (so với mặt bằng kinh tế trong khu vực Tà Lài), số còn lại đều là hộ nghèo. Mặc dù có được sự giúp đỡ của Nhà nước, nhưng họ còn thiếu thốn nhiều thứ cho nhu cầu sản xuất và đời sống, chưa có khả năng tích lũy để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, trên toàn khu vực Tà Lài, nhu cầu về vốn sản xuất cho người dân được coi là cấp thiết nhất. Họ mong muốn được Nhà nước giúp đỡ để đẩy mạnh sản xuất, tạo điều kiện nâng cao đời sống.

Nếu so sánh theo các ấp trên địa bàn xã Tà Lài, thì dễ dàng nhận thấy: ấp 3 và ấp 5 chủ yếu là người Kinh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Tiếp đến là ấp 4 các dân tộc thiểu số từ các nơi khác đến và cuối cùng là người dân tộc bản

địa có mức thu nhập bình quân thấp nhất. Tình trạng nười dân tộc bản địa bán đất đai cũng thường xuyên xảy ra.

Tuy nhiên, dù là cư dân thuộc nhóm dân tộc nào và mức độ kinh tế ở ngưỡng nào, thì các cư dân ở đây cũng đã và đang có những chuyển đổi tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là việc áp dụng đa phương thức canh tác để thích nghi với các dạng địa hình khác nhau của miền đồi núi. Đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nền nông nghiệp sinh thái, đã đạt được những kết quả đáng kể. Người dân đã biết cách phân loại đất và chọn những loại cây trồng phù hợp để canh tác. Cây điều, cà phê, cây ăn trái… được trồng trên vùng đất dốc. Lúa, hoa màu được trồng trên vùng thung lũng, gần nguồn nước và trồng dâu nuôi tằm ở vùng bậc thềm dọc sông Đồng Nai. Nuôi cá ở ao hồ và nuôi gia súc, gia cầm ở vùng đồng cỏ.

Tuy đời sống được cải thiện do những nguyên nhân nói trên, nhưng nếp sống của các cộng đồng cư dân ở khu vực VQG Cát Tiên lâu nay vẫn phụ thuộc vào rừng, thông qua việc săn bắt, hái lượm. Rừng vẫn bị xâm hại, các hệ động, thực vật vẫn bị đe dọa, môi trường sinh thái vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là điều chưa thể khắc phục ngay được, nếu không có các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các cộng đồng cư dân ở đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 55)