Giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo vệ VQG Cát Tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 89)

- Những yếu tự nhiên thuận lợi cho quản lý rừng ở VQG Cát Tiên

4.4.8. Giải pháp xã hội hóa các hoạt động bảo vệ VQG Cát Tiên

- Vườn quốc gia Cát Tiên là tài sản Quốc gia, là di sản thiên nhiên của nhân loại, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và xã hội. Vì vậy, việc xã hội hóa các hoạt động để bảo vệ là một yêu cầu cấp thiết, cần được tiến hành đồng bộ bằng các biện pháp sau:

- Bằng mọi cách tuyên truyền cho mọi công dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên hiểu rõ giá trị sinh thái của rừng đối với đời sống con người. Đồng thời có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ Vườn quốc gia như bảo vệ tài sản riêng của cá nhân, gia đình mình.

- Các cấp chính quyền sát cánh cùng người dân và các cơ quan, ban ngành đồng lòng, đồng sức cùng nhau bảo vệ rừng.

- Gắn lợi ích của người dân vào lợi ích của VQG Cát Tiên. Các chương trình, dự án bảo vệ rừng, trồng rừng đều có lợi ích của họ trong đó làm cho họ trở thành người chủ thực sự của rừng, chứ không phải là người đi làm thuê cho nhà nước. Giao khoán đất rừng cho hộ gia đình và tập thể cộng đồng chăm sóc, bảo vệ và kèm theo những lợi ích thiết thực cho người dân để họ đủ sống được từ việc giữ rừng.

- Giải quyết tốt các vấn đề nêu trên chính là giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của các cộng đồng cư dân trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên. Dân trí thấp, đói nghèo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xã hội hóa bảo vệ rừng không thể thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w