Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 35)

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích của xã Tà Lài là 2791,13 ha chiếm 3,60% diện tích toàn huyện; bao gồm đất nông nghiệp 2461,66ha,

chiếm 88,20%; đất phi nông nghiệp 292,58ha, chiếm 10,48% và nhóm đất chưa sử dụng 36,89 ha, chiếm 1,32%. Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn không đáng kể, đất đai đã được xã khai thác và sử dụng một cách triệt để (nguồn: UBND xã Tà Lài, 2010). [5]

Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 2.791,13 100

1 Đất nông nghiệp 2.461,66 88,20

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.785,53 72,53

1.2 Đất lâm nghiệp 580,89 23,60

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 95,24 3,87

2 Đất phi nông nghiệp 292,58 10,48

2.1 Đất ở 44,45 15,19

2.2 Đất chuyên dùng 70,13 23,97

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,52 0,18

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,62 1,24

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 173,86 59,42

3 Đất chưa sử dụng 36,89 1,32

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã nghiên cứu 3.4. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên

3.4.1. Thực vật và thảm thực vật

Do tính đa dạng về địa hình thấp, hệ sinh thái rừng ở VQG Cát Tiên đặc trưng cho các kiểu hệ sinh thái rừng của các tỉnh miền đông Nam bộ mà đặc trưng là hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh, với các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae).

Vườn quốc gia Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ. Trong đó: Cây gỗ lớn có 176 loài, cây gỗ nhỏ 335 loài, cây bụi 345 loài, thảm tươi 311 loài, dây leo 238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh 143 loài, khuyết thực vật 62 loài .

- Vườn quốc gia Cát Tiên có 5 kiểu rừng chính:

+ Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus

intricatus), ... và họ đậu (Fabaceae) cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), …

+ Rừng lá rộng nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như: bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflira), râm (Anogeissus acuminata), …

+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào.

+ Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.

+ Hệ đất ngập nước: VQG Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phong phú, nằm ở trung tâm của khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất của các bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô hàng năm.

3.4.2. Động vật

Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển hình là các loài thú móng guốc như bò tót, bò rừng, nai, cheo cheo, heo rừng, hoẵng chiếm ưu thế. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm dễ quan sát các loài thú lớn trong các khu rừng đặc dụng hiện nay ở Việt Nam.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình quản lý bảo rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên

4.1.1. Thực trạng công tác QLBVR

Trước đây, rừng Cát Tiên đã bị tác động bởi chiến tranh và hoạt động khai thác lâm sản sau ngày giải phóng. Vì vậy, diện tích rừng gỗ giàu còn lại thấp, chủ yếu là rừng gỗ trung bình và rừng tre nứa. Tỷ lệ diện tích các loại rừng như sau: rừng tre và rừng lồ ô thuần loại chiếm 22,3%, rừng gỗ nghèo IIIA1 chiếm 7%, rừng gỗ trung bình IIIA2 chiếm 13,2%. Rừng gỗ giàu IIIA3 và IIIB chiếm diện tích rất nhỏ - 0,4% (nguồn VQG Cát Tiên, 2010).

Từ năm 1978, Cát Tiên được chuyển thành khu rừng cấm, được quản lý bảo vệ theo quy chế rừng đặc dụng. Các đơn vị làm kinh tế được chuyển ra ngoài, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, trước sức ép của dân số và nhu cầu cao của xã hội đối với sản phẩm từ rừng công tác BVR ở Vườn quốc gia Cát Tiên được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên hiện có 120 người, đa số đã qua đào tạo từ các trường, một số được tuyển từ người dân địa phương, trong đó có cả dân tộc thiểu số. Theo đánh giá chung của những người được phỏng vấn, đây là lực lượng mạnh, họ công tác nhiệt tình và yêu nghề. Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn khác nhau, Vườn quốc gia Cát Tiên đã tạo điều kiện cho họ được tham gia những lớp tập huấn về nghiệp vụ, trong đó có lớp về kỹ thuật tuần tra rừng, kỹ thuật sử dụng máy tính phục vụ quản lí bảo vệ rừng, điều tra một số loài động vật quý hiếm như tê giác, voi, bò rừng, các loài linh trưởng.

Để tăng cường cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng VQG Cát Tiên đã đầu tư một số trang thiết bị cần thiết cho lĩnh vực bảo vệ rừng như hệ thống máy bộ đàm, 02 xe ô tô chữa cháy, 05 máy bơm nước, hệ thống dây ống dẫn nước, bình chữa cháy thủ công, 05 máy thổi gió, máy GPS. Đây là những thiết bị có hiệu quả

trong thông tin, liên lạc, và phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, còn thiếu những trang bị cho giám sát những hành vi xâm hại tài nguyên rừng, giám sát lửa rừng, đấu tranh trực tiếp với lâm tặc, theo dõi diễn biến TNR rừng nói chung.

Kết quả điều tra cho thấy, vào những năm trước 2005, do hợp tác chưa chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan như Công an, Quân đội nên kiểm lâm đã có những xung đột lớn với với người dân, hậu quả là lực lượng kiểm lâm gần như mất hiệu lực, tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng. Từ bài học thực tiễn đó, sau năm 2005, VQG tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương, xây dựng được quy chế phối hợp làm việc giữa VQG với chính quyền và các ngành hữu quan, tổ chức nhiều cuộc họp với chính quyền và đại diện người dân địa phương nhằm bàn biện pháp QLBVR, PCCCR. Qua các hội nghị đó đã tăng cường công tác tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường, tranh thủ cung cấp những thông tin cần thiết để người dân hiểu hơn về nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm, hiểu hơn các luật về môi trường, về bảo vệ rừng, từ đó đã tạo sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, đã hạn chế các vụ vi phạm tài nguyên rừng, từ đó công tác bảo vệ rừng được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Để ngăn chặn các hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã phối hợp với Công an địa phương và Kiểm lâm sở tại tổ chức các đợt tuần tra, truy quét ngắn và dài ngày để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, lập hồ sơ răn đe và phòng chống tái phạm đối với những cá nhân có hành vi vi phạm không nghiêm trọng nhưng vi phạm nhiều lần. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng tổ chức truy quét các điểm thu mua lâm đặc sản rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các cửa hàng ăn có dấu hiệu sử dụng trái phép sản phẩm rừng. Ngoài ra, để tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, VQG Cát Tiên đã phối hợp với cơ quan tố tụng tổ chức những phiên toà xét xử lưu động đối với những vụ án điển hình tại các địa phương nơi có nhiều người dân vi phạm nhằm răn đe và tuyên truyền người dân cùng tham gia QLBVR.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, từ năm 2006 đến năm 2010, nhìn chung tình hình vi phạm rừng lúc đầu có chiều hướng gia tăng, năm 2009, năm 2010 có chiều hướng giảm.

Bảng 4.1. Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở VQG Cát Tiên từ năm 2006 đến năm 2010

Năm Số vụ Số người 2006 479 754 2007 566 947 2008 567 913 2009 313 581 2010 432 453 Tổng 2.357 3.648

(Nguồn: Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên, 2010) Có thể nhận thấy rõ hơn sự thay đổi tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng qua biểu đồ sau.

Hình 4.1. Biến động số vụ vi phạm ở VQG Cát Tiên

Số liệu cho thấy vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu xảy ra địa phận của ba tỉnh là Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Lâm Đồng (Cát Lộc) và Bình Phước

(Tây Cát Tiên). Số vụ vi phạm xảy ra ở địa phận tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, nhiều hơn các tỉnh khác. Trong những năm tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng cần tập trung nhiều hơn vào khu vực này.

Riêng trong địa phận Đồng Nai có xã nghiên cứu thì số vụ vi phạm khu vực này tăng cao nhất, các hình thức vi phạm là vào rừng lấy măng, săn bắn thú rừng, khai thác gỗ, lấy củi, xâm lấn đất rừng…Đặc biệt ngày 25/10, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) đã công bố cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam tại Vườn quốc gia Cát Tiên đã chết và đưa loài động vật đặc biệt quý hiếm này vào danh sách bị “xoá sổ” tại Việt Nam.

Qua số liệu vi phạm rừng cho thấy những loại hình vi phạm tài nguyên rừng thường xảy ra ở Cát Tiên là khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá, thu hái lâm sản phụ và phát rừng làm nương rẫy… và xu hướng giảm dần các vụ vi phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này chưa hoàn toàn ổn định. Vì vậy, cần đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã thực hiện để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

4.1.2. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR, lãnh đạo luôn yêu cầu lực lượng kiểm lâm lấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm đầu. Kiểm lâm phải sâu sát và gần nhân dân để được nhân dân giúp đỡ và đồng thời qua đó làm tốt công tác dân vận. Ngoài ra, Vườn quốc gia Cát Tiên còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong tất cả các dự án thực hiện tại đây. Hình thức lồng ghép hoạt động tuyên truyền về bảo vệ rừng với các dự án được thể hiện như sau.

Khi thực hiện Dự án 661, VQG Cát Tiên đã tiến hành giao khoán 8.851 ha diện tích rừng tự nhiên cho các cộng đồng người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trong và ven rừng. Thông qua thảo luận xây dựng những cam kết về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng nhận khoán ý thức của người dân về bảo vệ rừng bảo vệ môi trường đã được được nâng lên. Trong quá trình thực hiện Dự án Bảo tồn, VQG Cát Tiên đã tuyên truyền để người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào rừng tự nhiên, rừng quen dần với phương thức sản xuất mới. Trong Dự án Bảo vệ

rừng và Phát triển Nông thôn Vườn quốc gia Cát Tiên đã phát triển hoạt động khuyến nông giúp người dân xây dựng những mô hình trình diễn sản xuất có hiệu quả cao, mở các lớp đào tạo cho cán bộ và cho nông dân địa phương về kĩ thuật sản xuất tiến bộ, lồng ghép với hoạt động bảo vệ rừng. Trong Chương trình GDMT Vườn quốc gia đã tuyên truyền về vai trò của bảo vệ môi trường, nhờ tuyên truyền giáo dục, nhiều người dân địa phương quan tâm đến VQG Cát Tiên hơn, nhận biết đến giá trị của tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ rừng. Thông qua những hoạt động tuyên truyền hình ảnh người Kiểm lâm, người làm công tác tuyên truyền đã ngày càng gần gũi, tạo được mối quan hệ và sự hợp tác với cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn.

Để nâng cao trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc bảo vệ rừng Vườn quốc gia đã xây dựng mối quan hệ với các trường học trong vùng, đưa chương trình giáo dục bảo tồn tuyên truyền cho các em học sinh. Sự hợp tác tích cực của chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ làm giáo dục bảo tồn hoạt động.

Vườn quốc gia cũng phối hợp với chính quyền địa phương điều chỉnh ranh giới giữa Vườn và các xã vùng đệm cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng đồng. Ranh giới rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa với sự nhất trí của chính quyền các xã là căn cứ quan trọng để thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng của Vườn quốc gia.

Kết quả phỏng vấn cho thấy những hoạt động tuyên truyền đã có tác dụng tích cực đến thay đổi ý thức và hành vi về bảo vệ rừng cho nhiều người, bao gồm cả những người trực tiếp tham gia và những người không trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền, nhiều hộ qua phỏng vấn thì nhận thức rất tốt về hệ quả của tác động đến tài nguyên rừng. Nhưng họ vẫn thường xuyên vào và xâm hại đến rừng.

Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR

đồng ý đồng ý khôngbiết

1

Không tác động vào rừng nếu

thu nhập ổn định 83 4 4 91

2

Khai thác quá mức làm cạn

kiệt TNR 26 9 56 91

3

Đốt nương làm rẫy gây cháy

rừng 24 51 16 91

4

Chăn thả gia súc làm gẫy cành,

chết cây 24 32 35 91

5 Du canh, du cư làm mất rừng 28 25 38 91

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chẳng hạn chưa phân loại rõ đối tượng cần tuyên truyền, và do đó chưa tập trung tuyên truyền cho nhóm đối tượng quan trọng nhất là những người đang trực tiếp thực hiện những hành vi xâm hại tài nguyên Vườn quốc gia như các thợ săn, những người sống ven rừng gần nơi tranh chấp v.v…

Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên Điểm mạnh

- Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vườn được trang bị đầy đủ, các trạm kiểm lâm đã được thiết lập cơ bản có trang bị thông tin liên lạc và công cụ hỗ trợ. - Vườn đã thực hiện dự án bảo tồn và dự án bảo vệ rừng trên các xã giáp ranh, Dự án nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học (VCF), Dự án bảo tồn bò hoang dã (Do Quỹ môi trường toàn cầu Pháp tài trợ).

Điểm yếu

- Cán bộ có trình độ chuyên môn luôn biến động, thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn.

- Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi triển khai nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.

- Hưởng lợi từ hoạt động giao khoán BVR chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng.

- Có kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên đa dạng sinh học.

- Được sự đồng thuận của các chính quyền địa phương.

- Điều kiện tự nhiên như: địa hình khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp gây lụt lội, khô hạn, ... cũng gây khó khăn cho hoạt động bảo tồn.

Cơ hội

- Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn.

- Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển.

- Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w