Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 42)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR, lãnh đạo luôn yêu cầu lực lượng kiểm lâm lấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm đầu. Kiểm lâm phải sâu sát và gần nhân dân để được nhân dân giúp đỡ và đồng thời qua đó làm tốt công tác dân vận. Ngoài ra, Vườn quốc gia Cát Tiên còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong tất cả các dự án thực hiện tại đây. Hình thức lồng ghép hoạt động tuyên truyền về bảo vệ rừng với các dự án được thể hiện như sau.

Khi thực hiện Dự án 661, VQG Cát Tiên đã tiến hành giao khoán 8.851 ha diện tích rừng tự nhiên cho các cộng đồng người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trong và ven rừng. Thông qua thảo luận xây dựng những cam kết về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng nhận khoán ý thức của người dân về bảo vệ rừng bảo vệ môi trường đã được được nâng lên. Trong quá trình thực hiện Dự án Bảo tồn, VQG Cát Tiên đã tuyên truyền để người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào rừng tự nhiên, rừng quen dần với phương thức sản xuất mới. Trong Dự án Bảo vệ

rừng và Phát triển Nông thôn Vườn quốc gia Cát Tiên đã phát triển hoạt động khuyến nông giúp người dân xây dựng những mô hình trình diễn sản xuất có hiệu quả cao, mở các lớp đào tạo cho cán bộ và cho nông dân địa phương về kĩ thuật sản xuất tiến bộ, lồng ghép với hoạt động bảo vệ rừng. Trong Chương trình GDMT Vườn quốc gia đã tuyên truyền về vai trò của bảo vệ môi trường, nhờ tuyên truyền giáo dục, nhiều người dân địa phương quan tâm đến VQG Cát Tiên hơn, nhận biết đến giá trị của tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ rừng. Thông qua những hoạt động tuyên truyền hình ảnh người Kiểm lâm, người làm công tác tuyên truyền đã ngày càng gần gũi, tạo được mối quan hệ và sự hợp tác với cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn.

Để nâng cao trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc bảo vệ rừng Vườn quốc gia đã xây dựng mối quan hệ với các trường học trong vùng, đưa chương trình giáo dục bảo tồn tuyên truyền cho các em học sinh. Sự hợp tác tích cực của chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ làm giáo dục bảo tồn hoạt động.

Vườn quốc gia cũng phối hợp với chính quyền địa phương điều chỉnh ranh giới giữa Vườn và các xã vùng đệm cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng đồng. Ranh giới rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa với sự nhất trí của chính quyền các xã là căn cứ quan trọng để thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng của Vườn quốc gia.

Kết quả phỏng vấn cho thấy những hoạt động tuyên truyền đã có tác dụng tích cực đến thay đổi ý thức và hành vi về bảo vệ rừng cho nhiều người, bao gồm cả những người trực tiếp tham gia và những người không trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền, nhiều hộ qua phỏng vấn thì nhận thức rất tốt về hệ quả của tác động đến tài nguyên rừng. Nhưng họ vẫn thường xuyên vào và xâm hại đến rừng.

Bảng 4.2. Nhận thức về tác động của cộng đồng đến TNR

đồng ý đồng ý khôngbiết

1

Không tác động vào rừng nếu

thu nhập ổn định 83 4 4 91

2

Khai thác quá mức làm cạn

kiệt TNR 26 9 56 91

3

Đốt nương làm rẫy gây cháy

rừng 24 51 16 91

4

Chăn thả gia súc làm gẫy cành,

chết cây 24 32 35 91

5 Du canh, du cư làm mất rừng 28 25 38 91

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chẳng hạn chưa phân loại rõ đối tượng cần tuyên truyền, và do đó chưa tập trung tuyên truyền cho nhóm đối tượng quan trọng nhất là những người đang trực tiếp thực hiện những hành vi xâm hại tài nguyên Vườn quốc gia như các thợ săn, những người sống ven rừng gần nơi tranh chấp v.v…

Bảng 4.3. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Cát Tiên Điểm mạnh

- Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vườn được trang bị đầy đủ, các trạm kiểm lâm đã được thiết lập cơ bản có trang bị thông tin liên lạc và công cụ hỗ trợ. - Vườn đã thực hiện dự án bảo tồn và dự án bảo vệ rừng trên các xã giáp ranh, Dự án nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học (VCF), Dự án bảo tồn bò hoang dã (Do Quỹ môi trường toàn cầu Pháp tài trợ).

Điểm yếu

- Cán bộ có trình độ chuyên môn luôn biến động, thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn.

- Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi triển khai nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.

- Hưởng lợi từ hoạt động giao khoán BVR chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng.

- Có kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên đa dạng sinh học.

- Được sự đồng thuận của các chính quyền địa phương.

- Điều kiện tự nhiên như: địa hình khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp gây lụt lội, khô hạn, ... cũng gây khó khăn cho hoạt động bảo tồn.

Cơ hội

- Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn.

- Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển.

- Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường.

Thách thức

- Giải quyết vấn đề sinh kế với QLTNR, bảo tồn ĐDSH.

- Tác động đến TNR của người dân địa phương và dân di cư.

- Hiểu biết và nhận thức của người dân địa phương về hoạt động bảo tồn, luật pháp còn hạn chế.

4.2. Đặc điểm tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinhhọc ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 42)