Đánh giá là việc xem xét một cách có hệ thống và khách quan về chương trình, dự án đang được tiến hành hoặc đã hoàn thành, bao gồm tất cả các khâu:

Một phần của tài liệu chương trình bồi dưỡng công chức chuyên trách cải cách hành chính (Trang 64)

trình, dự án đang được tiến hành hoặc đã hoàn thành, bao gồm tất cả các khâu: thiết kế, thực thi và kết quả. Mục đích của đánh giá là nhằm xác định tính hợp lý và tính hiện thực của các mục tiêu, tính hiệu quả, khả năng phát triển và tính bền vững của chương trình, dự án. Quá trình đánh giá phải cung cấp các thông tin đáng tin cậy, hữu ích, cho phép sử dụng các kết luận và tiến trình ra quyết định của các nhà quản lý.

Theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả là việc mở rộng chức năng của theo dõi, đánh giá truyền thống sang tập trung chú ý vào kết quả và tác động. Đánh giá có thể được định nghĩa là việc xem xét một cách hệ thống và khách quan nhất có thể về một sự can thiệp dự kiến, đang tiến hành hay đã hoàn thành. Mục đích của đánh giá là xác định tính hợp lý của các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững để có thể đưa ra các bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định.

Cụ thể là, kiểu đánh giá này trả lời các câu hỏi “vì sao?”, tức là cái gì đã gây ra sự thay đổi đang được theo dõi; “như thế nào?” hay là tiến trình nào dẫn đến các kết quả thành công hay thất bại; câu hỏi “tuân thủ và trách nhiệm”, tức là các hoạt động đã hứa có được thực hiện như kế hoạch không? Đánh giá bổ khuyết cho theo dõi theo nghĩa là khi hệ thống theo dõi, đánh giá gửi tín hiệu rằng các hoạt động đang đi chệch hướng thì những thông tin đánh giá tốt có thể giúp làm rõ thực tế và các xu hướng đã được ghi nhận qua hệ thống theo dõi.

2. Đặc trưng của các hệ thống theo dõi, đánh giá

a) Hệ thống theo dõi, đánh giá truyền thống

Hệ thống này tập trung đánh giá việc thực hiện, được thiết kế để giải quyết các vấn đề tuân thủ, trả lời câu hỏi “họ đã thực hiện điều đó chưa?”; “họ đã huy động đầu vào cần thiết chưa?”; “họ thực hiện các hành động đã được thống nhất chưa?”; “họ đã cung cấp các đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) như đã định chưa?”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không giúp cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các bên liên quan hiểu được sự thành công cũng như thất bại của dự án, chương trình hay chính sách cụ thể.

b) Hệ thống theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả

Hệ thống này được thiết kế để trả lời câu hỏi: “rồi sao nữa?”; “các đầu ra đã được tạo ra rồi sao nữa?”; “các hoạt động (được thống nhất) đã hoàn thành, rồi sao nữa?”; “đầu ra các hoạt động này đã được tính toán xong, rồi sao nữa?”. Hệ thống dựa trên kết quả cung cấp thông tin phản hồi và các kết quả thực tế và mục tiêu hoạt động của Chính phủ.

Hệ thống theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả giúp trả lời các câu hỏi: - Các mục tiêu của tổ chức là gì?

- Các mục tiêu này có đạt được không?

HỆ THỐNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ DỰA TRÊN KẾT QUẢ TRONG CCHC

Hệ thống theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả là một quá trình liên tục thu thập và phân tích số liệu để so sánh với kết quả dự định xem dự án, chương trình

Mục tiêu

Kết quả

Đầu ra

Hoạt động

Đầu vào

Xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hệ thống chính sách được cải cách phù hợp với yêu cầu quả lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu chương trình bồi dưỡng công chức chuyên trách cải cách hành chính (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w