- Thông qua hội nghị triển khai Kế hoạch cải cách hành chính năm
5. Các nguồn lực
đầu vào Xây dựng kế hoạch hàng năm Theo dõi hàng tháng/quýĐánh giá sau khi hoàn thành hoạt động/kết quả đầu ra - Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ/Văn phòng bộ, - Sở Nội vụ, Sở Tài chính.
Trong xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, việc xác định chỉ số cần tuân thủ các tiêu chí trong kỹ thuật SMART sau đây:
Bảng 2.4. Yêu cầu chỉ số Đơn giản/Cụ thể
(Simple/specific)
Được thể hiện rõ ràng, cụ thể vàkhông hiểu sai.
Đo lường được
(Measurable)
Được thể hiện bằng các số liệu định lượng, định tính.
Có thể phân tích, so sánh đối chiếu và thống kê được (thông qua các phương pháp thu thập phân tích thông tin cụ thể).
Có thể đạt được
(Attainable/Achievable)
Khả thi trong các điều kiện (nguồn lực, thời gian…) cụ thể
Thực tiễn/theo định hướng kết quả
(Realistic/ Result-oriented)
Phù hợp với các quy định/quy chế hiện hành. Phù hợp với các điều kiện nguồn lực sẵn có
Có thể đo được chi phí- hiệu quả và tính hiện thực so với nguồn lực sẵn có
Mốc thời gian
(Time-bound/Time- framed)
Có khung thời gian hoàn thành và có thể đánh giá được sự hoàn thành trong khoảng thời gian đó
Chỉ số cần xây dựng cho các cấp độ khác nhau trong kế hoạch công tác – lĩnh vực, kết quả, hoạt động. Chỉ số kết quả cần xác định trước các hoạt động, do khi dự kiến kết quả sẽ xác định được những hoạt động cần thực hiện. Còn có các loại chỉ số khác tùy thuộc vào kết quả cải cách hành chính mong muốn. Ví dụ, thời gian cần thiết để hoàn thành một thủ tục hành chính hay tiết kiệm chi phí, hay thủ tục hiệu quả hơn. Các chỉ số cũng được dùng để đánh giá nguồn lực đầu vào, hiệu lực hay giá trị đồng tiền.
Bảng 2.5. Ví dụ minh họa về Kế hoạch CCHC của tỉnh được lập theo phương pháp khung logic
TT Nội dung Chỉ số Kết quả Tài liệu kiểm chứng Ngân sách (VNĐ) Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện Lĩnh vực 5: Nâng cao Năng lực Đội ngũ CBCC