III. TRIỂN KHAI ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
2. Phạm vi và đối tượng điều tra xã hội học
2.1. Phạm vi
Việc triển khai điều tra xã hội học để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với từng dịch vụ hành chính được thực hiện với các phạm vi khác nhau:
- Phạm vi toàn quốc: Bộ Nội vụ sử dụng bộ phiếu hỏi nêu trên để tổ chức điều tra, khảo sát với quy mô toàn quốc để đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính trên phạm vi cả nước (Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) theo yêu cầu tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.
- Phạm vi cấp tỉnh: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng bộ phiếu hỏi do Bộ Nội vụ ban hành hoặc trên cơ sở đó xây dựng phiếu hỏi đối với các dịch vụ hành chính khác và tiến hành điều tra, khảo sát để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi tỉnh, thành phố.
- Phạm vi bộ, ngành: Đối với các bộ, ngành có tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công tại cơ quan bộ hoặc các đơn vị trực thuộc có thể căn cứ vào bộ phiếu điều tra xã hội học nêu trên và phương pháp do Bộ Nội vụ hướng dẫn tại Văn bản này để xây dựng phiếu hỏi và tổ chức điều tra, khảo sát để đo lường hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các đơn vị trực thuộc bộ, ngành.
2.2. Đối tượng điều tra xã hội học
Đối tượng điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (từ đây gọi tắt là đối tượng điều tra) là những người dân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính (đã hoàn thành và nhận kết quả) ở 06 lĩnh vực dịch vụ hành chính xác định ở trên trong giai đoạn điều tra hoặc năm trước năm điều tra.