6. Cấu trúc luận văn
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng đến
83
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển du lịch phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phải gắn với việc bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; trên cơ sở đó khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác.
- Phát triển du lịch gắn với thị trƣờng TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở khai thác các lợi thế, hình thành sản phẩm du lịch độc đáo có khả năng cạnh tranh cao trong xu thế hội nhập
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng dân cƣ, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trƣờng sinh thái, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để tái đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trƣờng sinh thái.
- Tranh thủ những lợi thế hội nhập mang lại trong quá trình phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn chặt với mối quan hệ ngành, liên vùng trong khu vực và cả nƣớc. Gắn du lịch Bình Dƣơng với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các nƣớc trong khu vực. Thiết kế các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng . Tiếp thu kinh nghiệm, kỹ năng quản lý du lịch của các tỉnh thành lân cận. Đặc biệt, đặt quá trình phát triển du lịch của tỉnh trong mối liên hệ với các khu vực và thế giới.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
* Mục tiêu tổng quát
- Phấn đấu đƣa du lịchtrở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hƣởng thụ tinh thần của nhân dân địa phƣơng.
- Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trƣờng sinh thái; sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để tái đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa,
84
phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trƣờng sinh thái.
- Xây dựng các tuyến, điểm du lịch, đầu tƣ khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cƣờng tuyên truyền quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ khác,... Trên cơ sở đó, xây dựng thƣơng hiệu “Du lịch Bình Dƣơng”.
* Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu nâng tỉ trọng của ngành du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 là 5%; đến năm 2030 là 8.6%
- Về lƣợt khách: Phấn đấu đến năm 2015 đón 5.026.000 lƣợt khách, trong đó 43.000 lƣợt khách quốc tế; Năm 2020 đón 6.858.000 lƣợt khách, trong đó 63.000 khách quốc tế. Tốc độ tăng trƣởng bình quân khách du lịch cho giai đoạn 2011-2015 là 7 %/năm và giai đoạn 2016-2020 là 6,4%/năm.
- Doanh thu du lịch: Dự kiến đến năm 2015 đạt khoảng 2.223 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 4.467 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của doanh thu du lịch, giai đoạn 2011-2015 là 35,25%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 14,98%/năm.
- Về lao động trong ngành du lịch:
Định hƣớng lao động trong ngành du lịch Bình Dƣơng nhƣ sau:
- Năm 2015 nhu cầu lao động trực tiếp (LĐTT) là 15.900 ngƣời và số lao động gián tiếp (LĐGT) là 35.000 ngƣời.
- Năm 2020 nhu cầu lao động trực tiếp (LĐTT) là 29.600 ngƣời và số lao động gián tiếp (LĐGT) là 65.100 ngƣời.
- Năm 2030 nhu cầu lao động trực tiếp (LĐTT) là 141.300 ngƣời và số lao động gián tiếp (LĐGT) là 310.900 ngƣời
3.1.3. Các định hƣớng phát triển chủ yếu
3.1.3.1 Định hướng phát triển theo ngành
* Về khách du lịch
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Bình Dƣơng giai đoạn 2015- 2030
Đơn vị: lƣợt khách Stt Hạng mục
Năm Tăng trƣởng BQ (%)
85
1 Tổng số khách 5,026,000 6,858,000 12,771,000 7.0 6.4 6.4 2 Khách quốc tế 43,000 63,000 135,000 10.0 7.9 7.9 3 Khách nội địa 4,983,000 6,795,000 12,636,000 7.0 6.4 6.4
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
* Về doanh thu du lịch
Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 2015- 2030
Stt Hạng mục Đv tính
Năm Tăng trƣởng BQ (%) 2015 2020 2030 2011- 2015 2016- 2020 2021- 2030 1 Doanh thu từ khách quốc tế tr.USD 1.90 4.90 25.70 20.9 18.0 2 Doanh thu từ khách nội địa tr.USD 112.10 224.20 1,263.60 14.9 18.9 3 Tổng doanh thu tr.USD 114.00 229.10 1,289.30 29.5 15.0 18.9 tỷ VNĐ 2,223 4,467 25,141 18.9 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
* Về nhu cầu lao động trong ngành du lịch
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 2015 - 2030
Đơn vị: Ngƣời
Stt Hạng mục
Năm Tăng trƣởng BQ (%)
2015 2020 2030 2011-2015 2016-2020 2021-2030 1 Tổng nhu cầu lao động 50,900 94,700 452,200 13.2 16.9 2 Lao động trực tiếp 15,900 29,600 141,300 24.6 13.2 16.9 3 Lao động gián tiếp 35,000 65,100 310,900 13.2 16.9
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
3.1.3.2 Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ
* Khai thác các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia
- Khu du lịch Núi Cậu – Dầu Tiếng: nằm ở khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Bình Dƣơng, cách TP Thủ Dầu Một 62,5 km và cách trung tâm huyện Dầu Tiếng 12,3 km thuộc địa bàn xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng. Là khu vực có đặc trƣng là mặt nƣớc hồ lớn, thảm thực vật khá dày trên vùng núi. Có tài nguyên đa dạng kết hợp giữa hồ, suối, thác và rừng…
- Định hƣớng phát triển : khai thác tối đa tiềm năng của khu vực là quần thể núi, hồ, suối thác – một đặc điểm tài nguyên đặc sắc trong vùng Đông Nam Bộ có thể khai thác xây dựng khu du lịch Núi Cậu - hồ Dầu tiếng thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, văn hoá hấp dẫn. độc đáo hấp dẫn du khách.
86
- Khu du lịch Châu Thới – Bình An: Với diện tích 288 ha nằm ở khu vực phía Đông Nam của tỉnh Bình Dƣơng, cách TP Hồ Chí Minh 25 km và cách TP Biên Hòa 2 km thuộc địa bàn thị xã Dĩ An. Là khu vực có địa hình tƣơng đối đa dạng nơi cao nhất là đỉnh Núi Châu Thới có độ cao 90,5 m và nơi thấp nhất là 8,5 m. Trong khu vực có nhiều hố sâu trũng hình thành hệ thống ao, hồ rạch quanh co dọc sông Tân Vạn. Dƣới chân núi có vách đá dựng đứng.
- Định hƣớng phát triển : Xây dựng phát triển thành khu du lịch mang tính chất văn hoá, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí kết hợp với bảo tồn tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên nhƣ địa hình, đồi núi, sông rạch, thảm thực vật… bảo tồn và nâng cao giá trị các di tích tôn giáo, tín ngƣỡng. Trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế các cảnh quan hiện có kết hợp với di tích Danh lam thắng cảnh Núi Châu Thới để phát triển thành khu du lịch mang sắc thái thiên nhiên tự nhiên có đặc thù riêng kết hợp với các loại hình hoạt động tĩnh lặng nhƣ viếng Chùa Châu Thới trên đỉnh núi để có thể bổ sung, hỗ trợ cùng phát triển với các khu vui chơi du lịch lân cận của TP Hồ Chí Minh cũng nhƣ Biên Hòa.
- Khu du lịch Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam: cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, qua TP Thủ Dầu Một, theo đƣờng Nguyễn Chí Thanh đi về hƣớng Dầu Tiếng thuộc địa bàn 3 xã An Điền, An Tây và Phú An. Là Di tích cách mạng kháng chiến đƣợc hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Có qui mô khoảng 200 ha
- Định hƣớng phát triển : Xây dựng thành khu di tích nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho lớp thế hệ con cháu kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng.
- Khu du lịch Chiến khu D: thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dƣơng. Là Di tích cách mạng kháng chiến đƣợc hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có qui mô khoảng 40 ha
- Định hƣớng phát triển : Xây dựng thành khu di tích lịch sử và giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho lớp thế hệ con cháu, dự án còn nỗ lực tạo sức bật mới cho ngành du lịch Bình Dƣơng trong thời kỳ mới.
- Khu du lịch Xanh cù Lao Bạch Đằng: thuộc xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên toàn khu nối liền với Tân Uyên bởi cầu Bạch Đằng vừa mới xây xong. Là một cù lao xa mát với những vƣờn bƣởi trĩu quả và cánh đồng lúa xanh ngắt.
- Định hƣớng phát triển : Xây dựng thành khu du lịch Sinh thái chuyên biệt khi di chuyển trên cù lao thì khách du lịch chỉ sử dụng phƣơng tiện là các loại xe không có
87
khí xả thải ra môi trƣờng nhƣ xe đạp, xe điện… khách du lịch có cơ hội thƣởng thức các món ăn đồng quê nhƣ các loại hoa màu đƣợc trồng trên cù lao, những thủy sản từ dòng sông uốn quanh cù lao và đặc biệt là bƣởi Bạch Đằng một sản phẩm đã có thƣơng hiệu.
Ngoài các khu du lịch trên thì đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng còn phát triển thêm các khu du lịch ven sông Sài Gòn theo định hƣớng của UBND tỉnh trong Chƣơng trình Phát triển dịch vụ chất lƣợng chất lƣợng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dƣơng nhƣ một thoáng Hồ Gƣơm; Khu du lịch Làng Bà Lụa
Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống nhƣ: nghề gốm, sơn mài, điêu khắc để hình thành các sản phẩm du lịch làng nghề.
* Khai thác các tuyến du lịch quốc gia
- Tuyến đƣờng QL 13: là tuyến đƣờng liên khu vực từ Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dƣơng – Bình Phƣớc đến cửa khẩu Hoa Lƣ sang Campuchia
- Tuyến đƣờng Hồ Chí Minh: Là tuyến kết nối Bình Dƣơng với khu vực Tây Nguyên đƣợc xem là tuyến du lịch mang tính chất liên tỉnh, liên khu vực của Bình Dƣơng.
- Tuyến đƣờng vành đai 4: nối liền các tỉnh, thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Dƣơng (44,67km) - Tp.Hồ Chí Minh (20,98km) - tỉnh Đồng Nai (chƣa cập nhật chiều dài) - Long An (66,40 km) và Bà Rịa Vũng Tàu
- Tuyến đƣờng cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 69 km nối liền 3 tỉnh, thành phố trong khu vực
- Tuyến đƣờng sắt Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia để nối kết các nƣớc trong khu vực ASEAN dài 128,5 km; dự kiến xây dựng đƣờng cấp 1, đƣờng đơn, có tính đến phát triển thành đƣờng đôi.
* Tập trung phát triển 3 cụm du lịch theo lãnh thổ:
Cụm du lịch phía Nam
- Quy mô Cụm du lịch phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát.
- Về tài nguyên du lịch: là khu vực có tài nguyên du lịch tƣơng đối đa dạng bao gồm các vƣờn cây ăn trái ven sông Sài Gòn, trong đó nổi tiếng nhất là Vƣờn Lái Thiêu gắn với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và càng làng nghề truyền thống. Dịch vụ
88
trong khu vực cụm phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh.
- Về vị trí địa lý : Đây là khu vực nằm liền kề với TP Hồ Chí Minh vì vậy có khả năng khai thác tốt thị trƣờng tp Hồ Chí Minh.
- Định hƣớng phát triển: tập trung phát triển các loại hình dịch vụ du lịch ven Sông Sài Gòn; Trên cơ sở đó kết hợp trùng tu các di tích lịch sử văn hóa để hình thành nên các điểm du lịch văn hóa.
- Về định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch: Đây là khu vực phát triển đô thị và công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng tạo ra một thị trƣờng có quy mô khá lớn đối với du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử và các làng nghề truyền thống...
- Ƣu tiên đầu tƣ: Phát triển dịch vụ du lịch ven sông Sài gòn; phụ hồi tái tạo lại Vƣờn Cây ăn trái Lái Thiêu đồng thời phát triển các dịch vụ du lịch gắn liền với việc khai thác du lịch sinh thái vƣờn; Trùng tu các di tích lịch sử văn hóa nhƣ Đình Phú Cƣờng, các ngôi nhà cổ nhƣ Trần Văn Hổ, Trần Công Vàng… xây dựng các bến cảnh du lịch nhằm mục đích khai thác khách du lịch đƣờng sông.
Cụm du lịch phía Tây Bắc
- Quy mô Cụm du lịch phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng - núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát.
- Về tài nguyên du lịch: Đây là khu vực có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái bao gồm các tài nguyên tự nhiên nhƣ Núi Cậu, hồ Cần Nôm, Hồ Dầu Tiếng, Hồ Than Thở, suối trúc, rừng Kiến An và các tài nguyên nhân văn nhƣ Dinh cậu, chùa Thái Sơn, Di tích Vƣờn cao su thời Pháp thuộc…
- Về vị trí địa lý : nằm trong vị trí thuận lợi có thể kết nối với tuyến đƣờng đến Địa Đạo Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh, tiếp giáp với địa bàn tỉnh Tây Ninh vì thế có thể khai kết hợp thác nguồn khách tham quan Địa Đạo Củ Chi của Tp Hồ Chí Minh và khách hành hƣơng đến viếng Núi Bà Tây Ninh…
- Định hƣớng phát triển: tập trung phát triển khu du lịch Núi Cậu Dầu Tiếng thành Khu du lịch quốc gia với nhiều loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn thích hợp cho việc nghỉ dƣỡng Núi, hồ, thể thao leo Núi…ngắm cảnh quan nhƣ tắm suối, tắm hồ… Đẩy mạnh khai thác giá trị tâm linh từ Chùa Thái Sơn và Dinh Cậu…
89
với Núi, các loại hình du lịch khám phá gắn với Rừng Kiến An, tham quan di tích lịch sử văn hóa, viếng Chùa Thái Sơn, Dinh Cậu…
Cụm du lịch phía Đông
- Quy mô Cụm du lịch phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lƣu vực của sông Đồng Nai và sông Bé ở khu vực Tân Uyên, Phú Giáo.
- Về tài nguyên du lịch: là khu vực có tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc với các điểm tài nguyên du lịch chính là các con sông nhƣ sông Đồng Nai, sông Bé và các hồ Đá Bàn, hồ Phƣớc Hòa cùng với sông là các bãi bồi hình thành nên các cù lao xanh mát nhƣ cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng… bên cạnh trong cũng còn có một số di tích lịch sử nhƣ di tích khảo cổ Dốc Chùa, di tích lịch sử Chiến Khu Đ….
- Về định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch: du lịch Sinh thái dọc sông. Quy hoạch các cù lao phát triển du lịch xanh…
- Ƣu tiên đầu tƣ: cù Lao Bạch Đằng, cù lao Rùa, di tích lịch sử cách mạng Chiến Khu D, các trang trại thuộc địa bàn huyện Tân Uyên nhƣ Nông trang Phƣơng