Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam

Những năm gần đây du lịch Việt Nam luôn đạt mức tăng trƣởng đáng kể, ngành du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phƣơng. Tạo việc làm cho hàng triệu ngƣời.

1.2.1.1. Khách du lịch và Doanh thu du lịch

Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, mở rộng hoạt động đối ngoại và khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của nhà nƣớc, số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam đầu tƣ, kinh doanh và du lịch ngày một tăng. Đây là tiền đề cơ bản cho ngành du lịch Việt Nam phát triển trên các mặt: số lƣợng khách quốc tế vào tham quan du lịch, số lƣợng khách du lịch nội địa và ngƣời Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài ngày một tăng.

Ngành du lịch đã đón tiếp và phục vụ đƣợc 1,35 triệu lƣợt khách quốc tế vào năm 1995, đến năm 2000 con số này tăng lên 2,13 triệu lƣợt, 3,48 triệu lƣợt năm 2005 nhƣng với sự bứt phá ngoạn mục trong năm 2010, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã đạt 5,0 triệu lƣợt khách. Nhƣ vậy lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2010 có xu thế tăng với tốc độ tăng trƣởng cả giai đoạn đạt 7,2%/năm. Tuy nhiên đối với những thời kỳ cụ thể, lƣợng khách đến Việt Nam có sự thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố tác động có tính quốc tế và khu vực nhƣ đã phân tích cũng nhƣ những yếu tố trong nƣớc.

Bảng 1.1: Chỉ tiêu khách du lịch của cả nƣớc giai đoạn 1995 - 2010

Đơn vị tính: triệu lƣợt khách Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Tổng số 6,8 13,3 19,48 23,43 24,73 28,77 33,04 Khách du lịch quốc tế 1,3 2,1 3,48 4,23 4,23 3,77 5,04 Khách du lịch nội địa 5,5 11,2 16,0 19,20 20,5 25,0 28,0 Nguồn: Tổng cục du lịch

Về khách du lịch nội địa thị trƣờng khách nội địa cũng tăng trƣởng mạnh nếu nhƣ năm 1995 số khách du lịch nội địa là 5,5 triệu lƣợt khách thì đến năm 2000 con số này đã vƣợt qua mốc 11 triệu lƣợt khách, gấp 2 lần so với năm 1995. Từ năm 2000 trở lại đây, khách du lịch nội địa tăng ổn định ở mức 10,2%/năm và năm 2010 đã đạt 28 triệu lƣợt khách.

Cùng với sự gia tăng của khách du lịch thì thu nhập du lịch ngày một tăng và năm 2010 đã đạt 96 ngàn tỷ đồng (Bảng 1.2)

39

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2007 2008 2009 2010

Thu nhập du lịch thuần (*) 5,3 11,2 37,0 60,4 80,2 89,8 101,7 Thu nhập du lịch (**) 8,0 17,4 30,0 56,0 60,0 68,0 96,0

Nguồn: (*) Tổng hợp báo cáo hàng năm của các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. (**) Thu nhập theo báo cáo của ngành du lịch.

Cùng với sự gia tăng về thu nhập du lịch, giá trị gia tăng ngành du lịch cũng tăng và có những đóng góp ngày càng tích cực cho GDP chung của nền kinh tế đất nƣớc (Bảng 1.3)

Bảng 1. 3: Đóng góp du lịch vào GDP cả nƣớc giai đoạn 1995 - 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng, Giá so sánh 1994 1995 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Giá trị gia tăng du lịch 6.277,7 8.923,1 13.971,4 25.051,4 24.383,3 27.100,0 37.400,0 Tỷ lệ đóng góp GDP 3,21% 3,27% 3,55% 5,43% 4,97% 5,25% 5,80%

Nguồn: Niên giám Thống kê 2010

1.2.1.2. Đầu tư phát triển du lịch

Phát triển du lịch đã có những đóng góp rất tích cực vào thu hút đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tính đến cuối tháng 11 năm 2010, cả nƣớc có 625 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch (bao gồm bất động sản du lịch) đƣợc cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 12,258 tỷ USD còn hiệu lực giấy phép, chiếm 28% về vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ. So với tổng chung thì lĩnh vực du lịch chiếm 9% về tổng vốn đăng ký. Đặc biệt trong 3 năm 2007-2010, số dự án đăng ký đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch tăng mạnh gấp 4-5 lần số vốn đăng ký đầu tƣ của giai đoạn 1998-2006.

1.2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch

Đến năm 2010, ngành du lịch đã thu hút trên 450 ngàn lao động trực tiếp và gần 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội, qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xã nơi có tiềm năng du lịch nhƣ vùng núi Tây Bắc, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, v.v…

Phát triển du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan, đặc biệt là ngành hàng không, giao thông vận tải, ngành xây dựng, ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ gắn với các làng nghề, v.v.; góp phần thay đổi diện mạo hệ thống đô thị Việt Nam, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

40

Đến năm 2010, trong cả nƣớc có trên 12.000 cơ sở lƣu trú với trên 275.000 phòng, trong đó có 388 cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao với 41.052 phòng. Bình quân tăng trƣởng số buồng khách sạn là 15,87%/năm.

Trong lĩnh vực khách sạn, đã hình thành những khu du lịch (resorts) cao cấp tại các bãi biển miền trung, miền trung trung bộ, Phú Quốc và một số bãi biển phía Bắc. Lĩnh vực khách sạn thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến tháng 6/2009, đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống đã thu hút đƣợc gần 11 tỷ USD với 247 dự án, xếp thứ ba sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.

Bảng 1.4. Tổng số cơ sở lƣu trú tính đến năm 2010

Hạng khách sạn Số khách sạn Số phòng khách sạn Xếp hạng từ 3 – 5 sao: Khách sạn 5 sao 43 10.756 Khách sạn 4 sao 110 13.943 Khách sạn 3 sao 235 16.353 Tổng 388 41.052 Số khách sạn xếp hạng 1-2 sao và chƣa đƣợc xếp hạng 11.612 194.948 Tổng số 12.388 275.952 Nguồn : Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)