Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tọa độ địa lý từ 10051' 46" – 11030' Vĩ độ Bắc, 106020'- 106058' kinh độ Đông nằm hoàn toàn trong thềm lục địa. Phía Bắc tỉnh Bình Dƣơng tiếp giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam, Tây Nam giáp TP Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 2.695,2 km2 chiếm khoảng 0,81% diện tích cả nƣớc và 11,4% diện tích Vùng Đông Nam Bộ. Dân số của tỉnh là 1.619,9 nghìn ngƣời (năm 2010) chiếm 1,86% dân số của cả nƣớc và 11,1% dân số Vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 thị xã (TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), 4 huyện với 91 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó TP Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa.

Là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh: Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, và Bình Phƣớc). Bình Dƣơng là cửa ngõ phía Bắc của Tp.Hồ Chí Minh, trung tâm văn hóa, kinh tế lớn có nền công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật phát triển và là đầu mối giaolƣu lớn của của quốc gia và quốc tế đồng thời cũng là thị trƣờng du lịch lớn nhất Việt Nam.

Với chính sách “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tƣ trong đó có các nhà đầu tƣ về du lịch trong thời gian ngắn Bình Dƣơng đã trở thành địa phƣơng phát triển năng

43

động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nƣớc (Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh hàng năm, Bình Dƣơng có 3 năm liền liên tục đứng ở vị trí số một cả nƣớc từ năm 2005-2007.

Với vị trí giao thông thuận lợi, Bình Dƣơng có khả năng kết nối các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển và đƣờng hàng không với việc vận chuyển trong bán kính gần, đoạn đƣờng tƣơng đối ngắn. Bình Dƣơng có điều kiện thuận lợi để liên kết với các nƣớc khu vực và thế giới qua các cửa ngõ quan trọng trong vùng nhƣ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; sân bay quốc tế Long Thành; Cảng Vũng Tàu; Cảng Sài Gòn; Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài…Có lợi thế về vị trí địa lý, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cùng với nguồn lao động dồi dào với tố chất của con ngƣời Bình Dƣơng cần cù, năng động đã tạo cho Bình Dƣơng nhiều lợi thế để phát triển kinh tế và hoạt động du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Địa hình: Bình Dƣơng là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sƣờn phía nam của dãy Trƣờng Sơn, nối nam Trƣờng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lƣợn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vùng đất Bình Dƣơng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dƣơng có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lƣợn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... và một số đồi thấp, nhƣ núi Châu Thới (TX Dĩ An), núi Cậu ở huyện Dầu Tiếng…

Nhìn chung, địa hình trên địa bàn tỉnh cũng khá đa dạng với đồng bằng trãi rộng ở khu vực phí Nam và đồi núi thấp ở khu vực phía Tây Bắc. Từ đó góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch cho Bình Dƣơng. Nếu nhƣ phía Nam là những vƣờn cây trái ngọt ngào thì lên đến phía Bắc của tỉnh có đồi, núi thích hợp cho việc khai thác các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng và thể thao. Trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có một số ngọn núi có cảnh quan đẹp và giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo có khả năng phát triển các loại hình du lịch, bao gồm:

Núi Cậu: Là một điểm du lịch nổi bật trong quần thể khu du lịch Núi Cậu - hồ Dầu Tiếng, nằm trên địa bàn xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, giáp với bán đảo Tha La. Núi Cậu có độ cao 198m, có độ dốc lớn, trên núi có nhiều chủng loại thảm thực vật phong phú và rừng phòng hộ rộng khoảng 1.600 ha. Trên núi có chùa Thái Sơn -

44

một ngôi chùa đƣợc cƣ dân trong khu vực Đông Nam bộ coi là linh thiêng, thu hút rất đông khách hành hƣơng, tín ngƣỡng; rất phù hợp để khai thác phát triển loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử và du lịch tâm linh. Lễ hội nơi đây hàng năm đƣợc tổ chức quy mô không chỉ của Bình Dƣơng mà còn cả khu vực Đông Nam bộ. Khu vực này vào các ngày lễ Phật Đản, các ngày rằm lớn (tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mƣời) có rất đông khách thập phƣơng về cúng bái, khói nhang nghi ngút, không khí mang đậm màu sắc tâm linh. Đặc biệt vào các ngày 13, 14, 15 tháng Tám âm lịch là ngày lễ “Mẹ” - lễ hội lớn nhất ở núi Cậu và Tòa thánh Tây Ninh

Núi Châu Thới: Cao 82 m với diện tích 25 ha nổi lên giữa một vùng đồng bằng trù phú thuộc phƣờng Bình An, TX Dĩ An tạo nên một trong những danh thắng nổi tiếng của vùng Đông Nam bộ. Khu vực Núi Châu Thới với thế mạnh cảnh quan và di tích lịch sử văn hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và cảnh quan nhƣ du lịch tâm linh, tham quan di tích lịch sử văn hóa…

* Khí hậu: tỉnh Bình Dƣơng có khí hậu cũng nhƣ chế độ khí hậu của khu vực vùng Đông Nam Bộ: nắng nóng và mƣa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dƣơng lịch.

Vào những tháng đầu mùa mƣa, thƣờng xuất hiện những cơn mƣa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thƣờng là những tháng mƣa dầm. Có những trận mƣa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dƣơng hầu nhƣ không có bão, mà chỉ bị ảnh hƣởng những cơn bão gần.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dƣơng từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lƣợng nƣớc mƣa trung bình hàng năm từ 1.800- 2.000mm. Tại ngã tƣ Sở Sao của Bình Dƣơng đo đƣợc bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm. Đặc biệt khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng tƣơng đối hiền hòa, ít thiên tai, bão lụt…Đây cũng là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc phát triển du lịch.

* Nguồn nƣớc

Về thủy văn, sông ngòi: Bình Dƣơng có 3 con sông lớn cùng với nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh địa bàn tỉnh thay đổi theo mùa: mùa mƣa nƣớc lớn từ tháng 5 đến tháng 11

45

(dƣơng lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tƣơng ứng với 2 mùa mƣa nắng.

- Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhƣng chỉ chảy qua địa phận Bình Dƣơng ở Tân Uyên với chiều dài khoảng 90 km. Sông Đồng Nai ngoài việc có giá trị lớn về cung cấp nƣớc tƣới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đƣờng thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân thì việc khai thác quỹ đất ven sông và các cù lao nổi trên sông để hình thành các khu, điểm du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái…và các tour du lịch sinh thái sông nƣớc rất hấp dẫn du khách

- Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phƣớc). Sông Sài Gòn có nhiều chi lƣu, phụ lƣu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dƣơng về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thƣợng lƣu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng đƣợc mở rộng dần đến TP Thủ Dầu Một (200m). Có cảnh quan đẹp với mặt nƣớc rộng lớn cùng những miệt vƣờn xanh tốt… là điều kiện lý tƣởng để phát triển các khu nghỉ cuối tuần ven sông, những khu du lịch miệt vƣờn… và các tour du lịch sông nƣớc miệt vƣờn hấp dẫn du khách.

- Sông Thị Tính là phụ lƣu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phƣớc) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, TX, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vƣờn cây ăn trái xanh tốt.

- Sông Bé dài 350 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lƣu, đoạn chảy vào đất Bình Dƣơng dài 80 km trên địa phận huyện Phú Giáo. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đƣờng thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại nhƣng nơi đây có khả năng phát triển các khu, điểm du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dƣỡng nhờ cảnh quan sông nƣớc và khí hậu trong lành.

* Hệ thống hồ: Bình Dƣơng là một tỉnh tƣơng đối có nhiều hồ chứa nƣớc và đƣợc phân bố điều khắp trên địa bàn tỉnh. Hệ thống hồ nƣớc tại Bình Dƣơng có nhiều

46

tiềm năng để đầu tƣ phát triển các loại hình du lịch ven hồ… Một số hồ nƣớc có khả năng đầu tƣ khai thác du lịch tại Bình Dƣơng có thể kể đến nhƣ:

Hồ Dầu Tiếng: là một trong những hồ nƣớc nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á với diện tích mặt nƣớc là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nƣớc, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nƣớc. Nơi đây có phong cảnh hữu tình với lòng hồ rộng mênh mông, có rừng cây, có suối thiên nhiên chảy ôm bọc các sƣờn núi và trên đƣờng chảy tạo thành những hồ nƣớc rất rộng thuận lợi cho việc tắm mát và dã ngoại kết hợp với khí hậu trong lành, mát mẽ rất thích hợp với nhu cầu giải trí và du lịch. Những ngày trời nắng đẹp, mặt hồ ánh lên màu xanh biếc, sâu thẳm... Cùng với dãy núi Cậu sừng sững trãi dọc bên hồ tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Xa xa là Đồi Thơ thoai thoải đứng cạnh rừng nguyên sinh sát bên Hồ cũng là một mảng đẹp quyến rũ trong bức tranh toàn cảnh. Quanh bờ hồ còn có những thảm cỏ xanh mƣợt xen lẫn với những cây hoa dại đủ sắc màu. Hồ Dầu Tiếng tạo nên một quan cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp…

Hiện nay khu vực này chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác du lịch nhƣng vào các ngày lễ, tết cũng có hàng trăm lƣợt khách đến vui chơi, dã ngoại. Do hoạt động du lịch ở đây là tự phát không có tổ chức và quản lý chặt chẽ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng cảnh quan…vì thế vấn đề thu hút đầu tƣ vào khu vực này là hết sức cần thiết nhằm khai thác tiềm năng của khu vực tạo thành sản phẩm du lịch.

Hồ Than thở: đƣợc bao bọc bởi một khu rừng trúc và các thảm thực vật hoang dã xen kẽ lẫn nhau. Điểm hấp dẫn của hồ là có một dòng suối chảy từ núi Cậu kiến tạo thành 3 hồ nhỏ và tạo thành nhiều thác nƣớc có độ cao từ 2m đến 3m. Vào mùa mƣa, những dòng thác này vô cùng hùng vĩ, đứng ngoài xa có thể nghe thấy những âm thanh rầm ghì, có lẽ vì thế mà ngƣời dân nơi đây đặt cho nó cái tên là hồ Than Thở. Là một trong những điểm du lịch nổi bật trong quần thể du lịch Núi Cậu - hồ Dầu Tiếng, đây là nơi có phong cảnh đẹp tự nhiên rất phù hợp cho loại hình du lịch nghỉ dƣỡng

Hồ Cần Nôm: Là một hồ đập tràn thuộc xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng. Đây là hồ lớn thứ hai thuộc tỉnh này sau hồ Dầu Tiếng, có diện tích mặt nƣớc rộng, cảnh quan đẹp và môi trƣờng khí hậu trong lành… thích hợp với các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần

47

Hồ Bình An: Thuộc Khu phố Bình Thung, phƣờng Bình An, TX Dĩ An, có không gian xanh với mặt nƣớc rộng phù hợp với các loại hình dã ngoại, cuối tuần, câu cá, sinh thái….

Hồ Phƣớc Hòa: Nằm trên địa phận các huyện Phú Giáo và Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Đây là một trong những dự án thủy lợi lớn tạo ra diện tích mặt hồ rộng rất thích hợp phát triển các loại hình du lịch.

* Sinh vật

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dƣơng xƣa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý nhƣ: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hƣơng ... Rừng Bình Dƣơng còn cung cấp nhiều loại dƣợc liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

Hiện nay, rừng Bình Dƣơng đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lƣợng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

Tuy diện tích rừng của Bình Dƣơng không lớn nhƣng có vai trò quan trọng về kinh tế, phòng hộ và giữ cân bằng cho môi trƣờng sinh thái, không chỉ cho tỉnh mà còn đƣợc xem là vành đai xanh của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [9. tr. 233]

* Đất đai

Bình Dƣơng rất đa dạng và phong phú về chủng loại đất trong đó có một số vùng có nhiều đất có giá trị cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong... Đất cao lanh đƣợc đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...

- Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, TP Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực TP Thủ Dầu Một, Thuận

48

An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu đƣợc hạn nhƣ mít, điều. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi đƣợc cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Bình Dƣơng không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng mà còn rất giàu về

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)