Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

1.1.4.1 Quan niệm về xu thế hội nhập

Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành du lịch phải biết tận dụng khai thác đƣợc nhiều mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ phát triển, góp phần nâng cao hình ảnh, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trên trƣờng quốc tế. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, khách quan vƣợt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực. Động lực của "toàn cầu hóa" là sự phát triển về lực lƣợng sản xuất, mà lực lƣợng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh và lan tỏa. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.

Trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế mà nó đƣợc thể hiện thông qua các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, du lịch không tránh khỏi sự tác động của xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập. Để thúc đẩy du lịch phát triển, bên cạnh việc phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài là điều hết sức cần thiết. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp du lịch từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng thế giới để thu hút nguồn khách, vốn đầu tƣ, tranh thủ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch, tăng cƣờng công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch.

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và với quy mô toàn cầu.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết nền kinh tế của một nƣớc vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên có quan hệ với nhau theo những quy định chung. Nói một cách khác, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: thứ nhất gắn nền kinh tế và thị

33

trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế; thứ 2 là gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế có thể là song phƣơng - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phƣơng - tức là có quy mô toàn thế giới giống nhƣ những gì mà Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đang hƣớng tới.

Sự phát triển của du lịch với tƣ cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà cần có sự liên kết mở rộng ra các vùng, lãnh thổ nhằm đa đạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi giải trí của du khách.

1.1.4.2 Cơ hội và thách thức của xu thế hội nhập đối với phát triển du lịch

a) Những cơ hội:

- Một trong những cơ hội của việc hội nhập quốc tế về du lịch là tăng thị phần du lịch quốc tế. Hội nhập tao điều kiện cho ngành du lịch gia nhập thị trƣờng du lịch quốc tế, có rất nhiều cơ hội đối với việc phát triển thúc đẩy tăng trƣởng du lịch. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC vào năm 2006, Việt Nam đang có cơ hội làm sống lại thị trƣờng du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở.

- Mở rộng thị trƣờng và phát triển những loại hình du lịch mới: Việc cho phép thêm các doanh nghiệp du lịch lữ hành có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trƣờng Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound nói chung và làm cho hoạt động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lƣợng khách du lịch công vụ, hội nghị (MICE – Meeting, Incentive, Conference, Exhibition) sẽ tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công sự kiện APEC. Đây là cơ hội lớn nhất đối với doanh nghiệp nhận khách nội địa khi gia nhập WTO.

- Cơ hội đƣợc cải cách: Đối với doanh nghiệp du lịch khi hội nhập là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ tại bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ đƣợc tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ

34

giúp chuyển giao kinh nghiệm khai thác khách và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và marketing du lịch tại Việt Nam.

- Cơ hội có đƣợc hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả: Việc chính phủ cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán đƣợc trong các quy định và chính sách về phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng sẽ tạo ra tiền đề phát triển lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp du lịch.

- Thông qua hội nhập sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến quảng bá cho hình ảnh du lịch Việt Nam đến với ngƣời tiêu dùng du lịch quốc tế.

b) Những thách thức:

Bên cạnh những thuận lợi trên thì vấn đề thách thức cho ngành du lịch khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế cũng là một vấn đề không nhỏ đƣợc thể hiện thông qua các mặt sau:

- Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống: Hội nhập sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia phát triển. Bên cạnh cơ hội chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ là nguy cơ tiếp thu tràn lan, thiếu chọn lọc, dẫn đến bị mất bản sắc văn hóa truyền thống, bị hòa tan vào trong thế giới toàn cầu hóa.

- Tăng sức ép về môi trƣờng: Ngày nay, du lịch không chỉ là ngành kinh tế quan trọng, mà còn là mối đe dọa đối với hành tinh. Hoạt động du lịch góp phần làm ô nhiễm mặt đất , mặt nƣớc, tàn phá cuộc sống hoang dã, làm cạn kiệt các nguồn năng lƣợng và tài nguyên thiên nhiên.

- Cạnh tranh: Đây là yếu tố tất yếu diễn ra trong quá trình hội nhập quốc tế. Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì yếu tố này sẽ là thách thức lớn cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

1.1.4.3 Tình hình hội nhập kinh tế của du lịch Việt Nam

Ngày nay nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với việc hội nhập của nền kinh tế của quốc gia, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang dần hội nhập vào với ngành du lịch thế giới. Bên cạnh việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch của quốc gia để hình thành nên hệ thống sản phẩm du lịch phong phú đa dạng nhằm thu hút khách du lịch thì đƣờng lối chính sách , hành lang pháp lý cũng đƣợc quan tâm cụ thể là việc ban hành Luật du lịch Việt Nam vào năm 2005 tiếp theo là các Nghị định của chính phủ nhằm hƣớng dẫn thực hiện

35

Luật du lịch… đây là các cơ sở quan trong để ngành du lịch Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

Việt Nam trong tiến trình đổi mới, hội nhập cùng phát triển đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn (tổ chức Tƣ vấn về rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) xếp cao nhất Đông Nam Á; tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) công nhận là một trong những nƣớc có độ an toàn cao nhất cho du khách [9]. Cùng với các vấn đề trên thì sự công nhận của quốc tế về những thành tựu của đất nƣớc về mọi mặt nhƣ chính trị ổn định, kinh tế tăng trƣởng, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao…là động lực góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Đây đƣợc xem là những tiền đề hết sức quan trọng để du lịch Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trƣờng và từng bƣớc khẳng định thƣơng hiệu du lịch Việt Nam trong hoạt động du lịch khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải kể đến những hạn chế cũng nhƣ những thách thức của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập này. Đó chính là việc đầu tƣ chƣa xứng tầm, chƣa xây dựng đƣợc “thƣơng hiệu” cho những sản phẩm du lịch, trình độ quản lý, tổ chức, điều hành kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế so với các nƣớc trong khu vực và thế giới; đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch chƣa giỏi về ngoại ngữ cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ; còn tồn tại nhiều phiền hà rắc rối trong thủ tục xuất nhập cảnh; đi lại, lƣu trú, tham quan mua sắm… tất cả những hạn chế này cần phải đƣợc quan tâm và sớm giải quyết để ngành du lịch Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập theo nghĩa tích cực của xu thế này.

* Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của du lịch Việt Nam

Đƣờng lối đổi mới đã đƣa đất nƣớc ta sang một thời kỳ mới – thời kỳ mở rộng quan hệ quốc tế theo phƣơng châm đa phƣơng hóa các mối quan hệ nhằm đẩy mạnh hội nhập với thế giới. Hòa vào xu thế chung của đời sống quốc tế, Việt Nam tích cực và chủ động tham gia tiến trình hội nhập quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Nhận thức đƣợc yêu cầu cũng nhƣ những vấn đề đặt ra trong những năm gần đây, dƣới sự lãnh đạo của ngành du lịch, hoạt động hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế song phƣơng, đa phƣơng trong du lịch đã và đang đƣợc mở rộng, củng cố cụ thể là nhiều dự án của cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ cho du lịch Việt Nam đƣợc hình thành và triển khai.

36

Du lịch Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác đa phƣơng với các tổ chức kinh tế quốc tế, thiết lập mối quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60 nƣớc và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981; Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dƣơng từ 1989; Hiệp hội Du lịch ASEAN từ 1996. Đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phƣơng 10 nƣớc ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Du lịch Việt Nam đã xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với một vị thế mới và ngày càng cao hơn. Trong đó, ASEAN là khuôn khổ hợp tác đa phƣơng, du lịch Việt Nam đã tham gia sâu rộng, toàn diện và đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu thiết thực. Thông qua những chƣơng trình hợp tác xúc tiến du lịch chung trong ASEAN cũng nhƣ việc xây dựng và phát hành ấn phẩm chung của ASEAN bao gồm bản đồ du lịch bằng tiếng Anh, Nhật và tiếng Trung Quốc, phim quảng cáo du lịch ASEAN đƣợc xây dựng và phát ở các hãng truyền thông lớn trên quốc tế nhƣ CNN, BBC…hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng đƣợc khắc đậm trên bản đồ du lịch khu vực, gây tiếng vang trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã đề xuất những sáng kiến góp phần đẩy mạnh hợp tác du lịch ASEAN với ba nƣớc đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cụ thể nhƣ: tham gia tổ chức hội nghị Bộ trƣởng du lịch ASEAN 3 +, tham gia các vòng đàm phán trong hợp tác dịch vụ ASEAN. Theo chủ trƣơng chung đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, du lịch Việt Nam đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng nội dung đàm phán Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới.

Việt Nam đã chính thức hoàn tất thủ tục gia nhập tổ chức WTO vào 7/11 năm 2006 và chính thức gia nhập tổ chức WTO sau khi Quốc hội phê chuẩn vào đầu tháng 01 năm 2007. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ đƣợc phân loại theo Hiệp định chung về Thƣơng mại và Dịch vụ (GATS) gồm: (Dịch vụ kinh doanh; Dịch vụ thông tin; Dịch vụ xây dựng; Dịch vụ phân phối; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trƣờng; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ y tế; Dịch vụ du lịch; Dịch vụ văn hoá giải trí; Dịch vụ vận tải). Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ đƣợc áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. Trong Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng

37

Hiệp định chung về Thƣơng mại và Dịch vụ (GATS) quy định có 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: Cung cấp qua biên giới (dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác,); Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (ngƣời tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ); Hiện diện thƣơng mại (nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện nhƣ công ty 100% vốn nƣớc ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ); Hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ).

Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam dƣới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép cung cấp dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam nhƣ là một phần của dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nƣớc ngoài không đƣợc phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nƣớc. Công ty nƣớc ngoài tuy đƣợc phép đƣa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhƣng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là ngƣời Việt Nam. Việt Nam vẫn không cho phép hƣớng dẫn viên du lịch nƣớc ngoài đƣợc hành nghề tại Việt Nam.

Việt Nam đã mở cửa thị trƣờng du lịch tƣơng đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ khác nhƣ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau khi chính thức công bố các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ du lịch, hiện đang xuất hiện một số dƣ luận lo ngại các tập đoàn nƣớc ngoài hùng mạnh sẽ thôn tính doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy doanh nghiệp Việt nam vào số phận làm thuê ngay trên thị trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, chắc chắn cơ hội mang lại cho ngành Du lịch Việt Nam sau khi WTO sẽ nhiều hơn thách thức nếu các cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)