6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịc hở vùng Đông Nam Bộ
Vùng du lịch Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và TP trực thuộc trung ƣơng: trong đó trung tâm tạo vùng du lịch là TP Hồ Chí Minh cùng với Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dƣơng, Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Phƣớc. Tổng diện tích toàn vùng là 23.605 km2.
Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu của du lịch Việt Nam. Những năm qua, du lịch vùng Đông Nam Bộ với trung tâm phân phối khách từ Tp Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc những kết quả tăng trƣởng vƣợt bậc cả về số lƣợng khách lẫn sự đa dạng về loại hình du lịch dẫn đầu các chỉ tiêu quy mô, chất lƣợng dịch vụ, thu nhập và tạo việc làm. Năm 2010 toàn vùng đón tiếp và phục vụ gần 3,6 triệu khách quốc tế, chiếm 24,7 % tổng số khách quốc tế đi lại giữa các vùng ở Việt Nam và 16 triệu khách nội địa, chiếm 22% tổng số khách nội địa đi lại giữa các vùng của cả nƣớc. Tổng thu từ du lịch toàn vùng năm 2010 đạt trên 46,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 45% tổng thu nhập du lịch cả nƣớc. Tuy nhiên doanh thu và lƣợt khách phần lớn chỉ tập trung vào 3 địa bàn chủ yếu là Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu và
41
Tây Ninh. Các địa bàn còn lại là Bình Dƣơng, Đồng Nai, và Bình Phƣớc chƣa có các sản phẩm du lịch đặc trƣng tạo thành điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch còn thấp.
Vùng Đông Nam Bộ là cửa ngõ phía Bắc của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ven biển miền Đông Nam Bộ với Campuchia, là mở đầu của hành lang du lịch xuyên Á, giữ vai trò quan trọng đối với du lịch Việt Nam.
Vùng có đƣờng biên giới với Campuchia với hệ thống cửa khẩu quan trọng: Hoa Lƣ (QL13 - Bình Phƣớc); Mộc Bài (QL22 - Tây Ninh); Xa Mát (QL22B - Tây Ninh).
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
* Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đƣờng bộ bao gồm các tuyến quốc lộ: 1A, 13, 22, 22B , 51, Đƣờng Hồ Chí Minh nối với Tây Nguyên và các tỉnh Tây Nam Bộ.
- Hệ thống giao thông đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam nối từ TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Bắc vùng. Ngoài ra tƣơng lai có tuyến đƣờng sắt xuyên Á qua cửa khẩu Hoa Lƣ (Bình Phƣớc).
- Vùng Đông Nam Bộ có các sông lớn nhƣ hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực nhƣ cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
* Tài nguyên du lịch đặc thù
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm cụm di tích lịch sử văn hóa ở TP Hồ Chí Minh các di tích cách mạng Trung Ƣơng Cục miền Nam (Tây Ninh), căn cứ Tà Thiết (Bình Phƣớc). Các di tích văn hoá gắn với đạo Cao Đài, lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).
- Về cảnh quan tự nhiên có núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ, núi Bà Rá (Bình Phƣớc), Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh). Bờ biển khu vực này thuộc các địa phƣơng: Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng nhƣ: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, biển đảo có giá trị của cả nƣớc.
* Một số tuyến du lịch quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ - Tuyến du lịch đƣờng bộ:
+ Tuyến du lịch nội thành Tp Hồ Chí Minh;
42
+ Tuyến Tp Hồ Chí Minh – Bình Dƣơng – Bình Phƣớc – Khẩu Hoa Lƣ – Capuchia
+ Tuyến Tp Hồ Chí Minh – Củ Chi – Tây Ninh - Tuyến du lịch đƣờng thủy:
+ Tuyến Tp Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
+ Tuyến Tp Hồ Chí Minh – Bình Dƣơng – Đền Bến Dƣợc (Củ Chi) + Tuyến Tp Hồ Chí Minh - Tân An – Tân Lập – Tây Ninh
CHƢƠNG 2
CÁC NHÂN TỒ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP