Phương pháp phân tích phổ hấp thụ hông ngoại là một trong những phương pháp phân tích rất hiệu quả. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ hông ngoại vượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác như nhiễu xạ tia X, công hưởng từ điện tư,… là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏi các phương pháp tính toán phức tạp.
Ứng dụng:
Phổ hồng ngoại (hay còn gọi là phổ dao động) đóng vai trò trong việc nghiên cứu vật chất. Phổ hồng ngoại có thể ứng dụng cho quá trình đồng nhất các chất, xác định cấu trúc phân tử một cách định tính, phân tích định lượng (dựa vào định luật hấp thụ ánh sáng Bouguer-Lambert-Beer) như: phân tích đo quang, nghiên cứu động học phản ứng …
Các hợp chất hoá học có khả năng hấp thụ chọn lọc các bức xạ ở vùng hồng ngoại. Khi đó các phân tử bị dao động với nhiều vận tốc khác nhau và thu được một dải phổ hấp thụ gọi là hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Mỗi nhóm chức, liên kết sẽ có một vùng hấp thụ đặc trưng, qua đó ta có thể xac định được công thức của các hợp chất.
Cấu tạo của thiết bị IR bao gồm 4 phần chính: -Nguồn phát bức xạ: thường là các đèn đốt.
-Hệ tán sắc dành cho quang phổ kế tán sắc: lăng kính hoặc cách tử. Đối với quang phổ kế không tán sắc thường dùng một bộ lọc để cô lập bước sóng cần xác định.
-Detector: để nhận và ghi tín hiệu
Tại phòng thí nghiệm nay, ta có thể tiến hành đo theo hai phương pháp: đo trong môi trường khí trơ N2 để loại bỏ ảnh hưởng của hơi nước; đo insitu (Khi đo tiến hanh hút chân không, áp suất cỡ 10-3 - 10-4 mmHg)
Thực nghiệm:
Phân tích hồng ngoại FT-IR của các mẫu vật liệu lỏng đo trên máy FT-IR Impact 410 - Nicolet (Mỹ) tại Viện hoá học. Các mẫu được phân tích ở cùng nhiệt độ phòng trong vùng 400 - 4000 cm-1 Hoàng Quốc Việt.