Quy trình vận hành hệ thống thiết bị thí nghiệm cracking xúc tác dầu thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm quá trình sản xuất phân đoạn điêzen từ dầu thực vật thải bằng xúc tác FCC của nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất (Trang 53)

vật thải.

2.2.2.1.Sơ đồ quá trình cracking xúc tác dầu thực vật thải.

Hình 2.10.Sơ đô khối quá trình cracking dầu thực vật thải.

Dầu thực vật thải sau khi được xử lý sơ bộ ( loại bỏ các tạp chất cơ học, nước ) được đưa vào thiết bị gia nhiệt đến 300 oC rồi đưa vào thiết bị phản ứng có tâng xúc cố định đã được gia nhiệt lên đến nhiệt độ phản ứng. Sản phẩm lỏng của quá trình cracking xúc tác sau khi đã tách phần khí được đưa vào thiết bị chưng cất để thu phân đoạn điêzen.

2.2.2.2. Quy trình thao tác vận hành thí nghiệm.

Quy trình thực hiện phản ứng được tiến hành theo các bước sau :

(1). Lấy một lượng 30 g chất xúc tác đưa vào vào ông phản ứng rồi tiến hành lắp đặt hệ thiết bị phản ứng.

(2) Kết nối nguồn điện các thiết bị đo và điều khiển lưu lượng, thiết bi đo và điều khiển nhiệt. Sử dụng bút thử điện kiểm tra các thiết bị tránh hiện tượng rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người vận hành thiết bị thí nghiệm.

(3) Gia nhiệt hệ thống thiết bị phản ứng và lò hóa hơi ở áp suất khí quyển đến nhiệt độ phản ứng trong khoảng 1 giờ ví dụ như nhiệt độ cột phản ứng là 500 oC, nhiệt độ buồng hóa hơi là 300 oC.

(4) Mở dòng nitơ để làm sạch hệ thiết bị và ổn định nhiệt độ hệ thống trong khoảng 20 - 30 phút, lưu lượng dòng khí N2 là 2 lít/ phút.

(5) Dùng bếp điện gia nhiệt dầu thực vật đến 70 – 80 oC để làm giảm độ nhớt của dầu, thuận lợi cho quá trình bơm nguyên liệu.

(6) Sau khi ổn định nhiệt độ của thiết bị phản ứng và lò gia nhiệt, tiến hành bơm dầu thực vật thải với tốc độ bơm là 1 ml/ phút.

(7) Tiến hành phản ứng trong khoảng 2 – 3 h. (8) Tắt bơm để dừng phản ứng.

(9) Mở van xả để cho dòng khí và dòng nguyên liệu còn lại có trong ống phản ứng ra ngoài.

(10) Lấy xúc tác ra khỏi thiết bị phản ứng và tiến hành nung ở 600 oC để tái sinh xúc tác.

(11) Làm sạch thiết bị phản ứng.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm phải luôn chú ý đến vấn đề an toàn. Khi thấy áp suất trong cột phản ứng tăng cao thì cần phải mở van xả và tạm dừng thí nghiệm. Lúc đó đã xuất hiện hiện tượng tắc khí, dòng khí không thổi qua được lớp xúc tác, nếu không mở van xả có thể gây hiện tượng nổ hoặc phá vỡ thiết bị. Mặt khác, do phải làm việc với những thiết bị có nhiệt độ cao nên cần phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ như găng tay, kính , khẩu trang,…để đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm quá trình sản xuất phân đoạn điêzen từ dầu thực vật thải bằng xúc tác FCC của nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất (Trang 53)