Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu này, luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp sau:

2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Bắc Kạn là một tỉnh nghèo trong số các tỉnh miền núi với cơ sở hạ tầng giao thông không thuận lợi. Bên cạnh đó, với công nghệ và cơ sở vật chất chƣa hiện đại nên việc cung cấp dịch vụ của Công ty Điện lực Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn và từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của VHDN đối với sự thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay và với mong muốn đƣợc đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc xây dựng và phát triển VHDN, tôi đã lựa chọn địa bàn nghiên cứu là Công ty Điện lực Bắc Kạn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng thông tin thứ cấp:

+ Từ các tài liệu, báo cáo nội bộ của Công ty Điện lực Bắc Kạn. + Từ các dữ liệu thứ cấp ở bên ngoài nhƣ: Sách, báo, tài liệu nghiên cứu, các văn bản, báo cáo, Nghị quyết, đề án,.. từ các kho lƣu trữ, thƣ viện các đơn vị, cơ quan Nhà nƣớc, đặc biệt từ những đơn vị nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến VHDN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Tổng quan, nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó liên quan đến vấn đề VHDN và những yếu tố cấu thành VHDN

- Nghiên cứu giá trị các dữ liệu, thông tin thu thập đƣợc để xem xét mức độ chính xác của dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn này.

- Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát thực tiễn tồn tại dƣới hai dạng: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Trong đề tài luận văn này, việc nghiên cứu VHDN và các yếu tố cấu thành VHDN chủ yếu sử dụng thông tin định tính, do đó khi các thông tin định tính đã đƣợc thu thập qua các phƣơng pháp nhƣ: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…thì bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính trên cơ sở đƣa ra những phán đoán về bản chất của các sự kiện đồng thời thể hiện logic của các sự kiện cũng nhƣ hệ thống các sự kiện đang đƣợc xem xét.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi tổng hợp các thông tin thu thập đƣợc, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích một cách có hệ thống và logic, đánh giá và kế thừa những thông tin định tính và định lƣợng trong các tài liệu nghiên cứu trƣớc có liên quan đến chủ đề nghiên cứu (kể cả tài liệu lý thuyết và thực tiễn ở địa phƣơng để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra). Từ đó sẽ xem xét lập ra các bảng biểu, các biểu đồ (nếu có), hoặc các đƣa ra những nhận định trong quá trình nghiên cứu VHDN và các yếu tố cấu thành VHDN.

2.3 Các tiêu chí đánh giá văn hóa doanh nghiệp

Đã có rất nhiều nhà khoa học đƣa ra những tiêu chí, những hệ tiêu chí khác nhau để đánh giá văn hóa các doanh nghiệp; nhƣng tựu trung lại, một doanh nghiệp đƣợc coi là có văn hóa mạnh, văn hóa thúc đẩy năng lực cạnh tranh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Một là, kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, có tăng trƣởng cao; đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện đƣợc các mục tiêu chăm lo đời sống vật chất cho ngƣời lao động và thực hiện các nghĩa vụ xã hội;

- Hai là, xây dựng đƣợc cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phù hợp, cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp minh bạch, hợp lý, có tác dụng khuyến khích, động viên tính tích cực và sáng tạo của ngƣời lao động;

- Ba là, xây dựng đƣợc tập thể lao động (bao gồm cả cán bộ quản lý và công nhân, cả chủ và thợ) đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chung hƣởng thành quả của doanh nghiệp, cùng chia sẻ khó khăn, cùng chung sức xây doanh nghiệp ngày càng phát triển, coi doanh nghiệp là gia đình lớn của mình;

- Bốn là, tuân thủ luật pháp, có đạo đức và văn hóa trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng và có ý thức bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn thiên nhiên.

Mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào những yêu cầu này để tự đánh giá VHDN của mình đang ở mức nào, yêu cầu nào còn chƣa đảm bảo để có kế hoạch, biện pháp thực hiện, bổ sung, hoàn chỉnh. Một doanh nghiệp đã xây dựng thành công VHDN sẽ có ƣu thế hơn những doanh nghiệp chƣa xây dựng thành công trong thu hút nguồn nhân lực, những ngƣời có tâm, có tài về với doanh nghiệp mình, động viên đƣợc sức mạnh tinh thần để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, nếu tất cả đều có mục tiêu chung phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh, còn nếu mỗi ngƣời có một mục tiêu riêng thì doanh nghiệp đó sẽ không phát triển đƣợc. Xây dựng VHDN chính là để xác định mục tiêu chung và thực hiện các giải pháp để mục tiêu chung đó trở thành hiện thực.

VHDN đƣợc cấu thành bởi hai nhóm giá trị chính là: giá trị vô hình và giá trị hữu hình. Nhƣ vậy, giá trị VHDN cũng đƣợc xem xét và đánh giá theo hai nhóm yếu tố cơ bản đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Một là, các tiêu chí đánh giá giá trị văn hóa hữu hình:

Các giá trị VHDN hữu hình trƣớc hết là hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống này bao gồm nhà xƣởng, máy móc, trang thiết bị và khuôn viên của doanh nghiệp. Diện mạo bên ngoài cũng nhƣ bên trong của doanh nghiệp thể hiện những giá trị văn hóa hữu hình của doanh nghiệp và sẽ đƣợc công chúng và khách hàng đánh giá.

Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp cũng là một giá trị văn hóa hữu hình có tầm quan trọng đặc biệt. Sản phẩm của doanh nghiệp có thể coi là bằng chứng thể hiện những giá trị VHDN với thế giới bên ngoài. Hầu hết, các doanh nghiệp đều cố gắng hội tụ những giá trị văn hóa tốt nhất của mình trên chính sản phẩm đƣợc chào bán ra thị trƣờng. Do vậy, có thể coi các yếu tố liên quan đến sản phẩm nhƣ là những tiêu chí để đánh giá về giá trị văn hóa của doanh nghiệp.

- Hai là, các tiêu chí đánh giá giá trị văn hóa vô hình:

+ Thái độ của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp: Tiêu chí này xem xét thái độ của ngƣời lao động trong doanh nghiệp suy nghĩ nhƣ thế nào về doanh nghiệp của mình, sự tuân thủ những quy định cũng nhƣ ý thức xây dựng tập thể để trở thành doanh nghiệp vững mạnh. Trong đó, lòng tự hào của ngƣời lao động về hình ảnh, thƣơng hiệu và các giá trị truyền thống của doanh nghiệp là thƣớc đo căn bản nhất.

+ Những cƣ xử của doanh nghiệp với khách hàng: Khách hàng đƣợc coi là tài sản của doanh nghiệp, là đối tƣợng để doanh nghiệp phục vụ và thu về lợi nhuận. Tiêu chí này xem xét cách thức ngƣời lao động đối xử với khách hàng của mình nhƣ thế nào. Sự tôn trọng và tất cả vì phục vụ lợi ích của khách hàng sẽ trở thành nét văn hóa đẹp cho doanh nghiệp và sẽ tạo ra sự gắn bó của khách hàng.

+ Những ứng xử của doanh nghiệp với công chúng: Công chúng là một phần của doanh nghiệp. Trƣớc sự đòi hỏi của sự phát triển bền vững thì chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ta hoàn toàn có thể khẳng định nhƣ vậy. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu nhƣ không có công chúng xung quanh ủng hộ. Do vậy, cách mà doanh nghiệp ứng xử ra bên ngoài nhƣ thế nào sẽ đƣợc công chúng đánh giá. Doanh nghiệp không thể vì lợi nhuận mà bắt công chúng phải gánh chịu những chất thải giống nhƣ trƣờng hợp của công ty bột ngọt Vedan đã đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣa tin không lâu.

+ Cách ứng xử của ngƣời lao động với nhau: VHDN còn thể hiện qua cách mà ngƣời lao động trong DN ứng xử với nhau. Nó đƣợc thể hiện nhƣ mối quan hệ của những thành viên trong gia đình, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. + Phƣơng thức quản lý và bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp: Tiêu chí này khó lƣợng hóa đƣợc trong thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta có thể cảm nhận hoặc có thể đánh giá thông qua cách thức tổ chức doanh nghiệp cũng nhƣ hệ thống tiêu chuẩn trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có đƣợc những đánh giá cuối cùng về họ.

+ Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và giao tế với cộng đồng (nhân đạo, từ thiện): Đây là tiêu chí đánh giá về mức độ hòa đồng của doanh nghiệp với trào lƣu của xã hội. Những hoạt động này góp phần làm gia tăng hình ảnh về một doanh nghiệp năng động, khỏe mạnh và trẻ trung, đồng thời cũng thể hiện sự thân thiện với xã hội.

+ Các nguyên tắc, các hình thức đánh giá khen thƣởng kỷ luật: Tiêu chí này giúp doanh nghiệp thể hiện đƣợc thái độ nghiêm túc và cầu thị trong việc hƣớng đến một môi trƣờng làm việc công bằng và trong sạch hơn. Việc khen thƣởng hay kỷ luật biểu thị thái độ sâu sát với hoạt động, hành vi của ngƣời lao động. Thể hiện sự kịp thời trong công tác quản lý ngƣời lao động nhằm tạo cho họ những điều kiện tốt nhất về cả vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, cũng nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật gây ảnh hƣởng chung đến giá trị của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VHDN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Bắc Kạn (PCBK)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Công ty Điện lực Bắc Kạn đƣợc thành lập theo quyết định số 250 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/3/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, trên cơ sở tách ra từ Công ty Điện lực Bắc Thái (nay là Công ty Điện lực Thái Nguyên) và hai chi nhánh điện (một phần của Công ty Điện lực Cao Bằng). Công ty Điện lực Bắc Kạn là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (có trụ sở tại 20 - Trần Nguyên Hãn - Quận Hoàn Kiếm - TP. Hà Nội), có tƣ cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc.

Với nhiều khó khăn đặc thù của một tỉnh miền núi, song Ngành Điện Bắc Kạn luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình và biết mình cần phải làm gì để phát triển. Khi chia tách, Điện lực Bắc Kạn mới chỉ có 67 cán bộ công nhân viên (trong đó chỉ có duy nhất 03 kỹ sƣ, 04 ngƣời có trình độ trung cấp, còn lại là công nhân kỹ thuật), 01 trạm biến áp 110kV - dung lƣợng 16.000 kVA, 34 trạm biến áp phân phối 35/0,4kV, tổng dung lƣợng 4910 kVA, tỷ lệ tổn thất điện năng rất cao (27%), hệ thống lƣới điện quốc gia thì cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. Đứng trƣớc những khó khăn đó, Ban lãnh đạo Điện lực Bắc Kạn đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhƣ phải đầu tƣ xây dựng, sửa chữa lớn và thƣờng xuyên các công trình của ngành, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, quản lý, vận hành, kinh doanh điện năng và quản lý điện nông thôn. Sau hơn 16 năm phấn đấu không mệt mỏi, nhờ biết đoàn kết nội bộ, phát huy nội lực và trí tuệ tập thể, đến nay Điện lực Bắc Kạn đã có nhiều khởi sắc. Tính đến hết năm 2013, số cán bộ công nhân viên của Điện lực Bắc Kạn là 548 ngƣời, trong đó ngƣời có trình độ đại học chiếm 21,17% cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đẳng: 8,03 % trung cấp: 24,82 %, công nhân kỹ thuật: 45,8 %, số trạm biến áp tăng lên, tỷ lệ tổn thất điện năng từ 27% năm 1997, giảm xuống chỉ còn 8,6% năm 2013. Riêng công tác đƣa điện về nông thôn ở Bắc Kạn đã đƣợc quan tâm đúng mức và thực hiện rất tốt. Nếu nhƣ năm 1997 (nắm bắt đầu tách tỉnh) chỉ có 5/8 huyện thị, 12/122 xã, phƣờng, thị trấn và 2169/56.631 hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, thì đến nay, 8/8 huyện thị, 100% xã, phƣờng, thị trấn và trên 90% hộ dân có điện lƣới quốc gia. Với thành tích này, Điện lực Bắc Kạn là đơn vị đƣợc đánh giá cao trong Công ty Điện lực I về việc hoàn thành kế hoạch tiếp nhận, bàn giao lƣới điện trung áp nông thôn, hoàn trả vốn cho địa phƣơng. Công ty điện lực Bắc Kạn đã hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trƣớc thời hạn và đƣợc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam khen thƣởng.

Với sự nỗ lực lớn về nghiệp vụ và ý thức cao về trách nhiệm của 548 CBCNV, Ngành Điện Bắc Kạn đã khắc phục đƣợc những đặc điểm khó khăn về hệ thống quản lý lƣới điện trên địa hình có độ phức tạp cao. Ngoài các khu vực thị xã, thị trấn đƣợc Ngành Điện Bắc Kạn đã đƣợc phủ lƣới điện quốc gia, những năm gần đây phụ tải điện liên tục tăng. Nếu nhƣ năm 1997, sản lƣợng điện thƣơng phẩm đạt mức 5.867.409kWh; doanh thu 2,579 tỷ đồng; giá bán điện bình quân lúc đó là 439,6đ/KWh, thì đến nay (năm 2012) đạt: 110.048.656kWh điện thƣơng phẩm, doanh thu đạt 150,282 tỷ đồng, giá bán bình quân 1365,59đ/kWh. Nhƣ vậy, tính trung bình mức tăng trƣởng doanh thu trong kinh doanh của Điện lực Bắc Kạn hàng năm là 26,91 %. Nhờ kinh doanh phát triển mà đời sống của CBCNV Điện lực Bắc Kạn không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.

Vƣơn lên khẳng định mình từ khó khăn thiếu thốn, Điện lực Bắc Kạn đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tại địa phƣơng, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Liên tục trong 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm liền từ 1997-2013, Điện lực Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và nhiệm vụ chính trị đƣợc giao năm sau cao hơn năm trƣớc và đã đƣợc tặng nhiều phần thƣởng cao quý của Chính phủ, Bộ, Trung ƣơng và địa phƣơng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty - Đặc điểm nguồn nhân lực

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy - Một số nhận xét về cơ cấu tổ chức của Công ty

- Bộ máy tổ chức quản lý của công ty đƣợc tổ chức theo kiểu hình nón, Giám đốc quản lý trực tiếp các đơn vị thành viên cũng nhƣ hệ thống các phòng ban chức năng, các Phó Giám đốc đƣợc giao chuyên trách và thực hiện các công việc theo uỷ quyền.

Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kinh doanh Phó Giám đốc Đầu tƣ Giám đốc Điện lực Ngân Sơn Điện lực Pác Nặm Điện lực Ba Bể Điện lực Bạch Thông Điện lực Thị Xã Điện lực Chợ Đồn Điện lực Na Rì Điện lực Chợ Mới Phòng QLXD Phòng Kinh doanh Phòng CNTT Phòng TTAT Phòng Điều độ Phòng KTGS Văn Phòng Phòng Kế hoạch Phòng TCLĐ Phòng Kỹ thuật Phòng TCKT Phòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)