Đánh giá chung về VHDN

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 78)

5. Kết cấu của đề tài luận văn

3.3.1. Đánh giá chung về VHDN

3.3.1.1. Sự nhận thức cũng như ý thức tuân thủ của người lao động trong doanh nghiệp về các giá trị thuộc về VHDN

Tập thế CBCNV Công ty Điện lực Bắc Kạn luôn có ý thức cao trong viêc thực thi văn hóa doanh nghiệp của Công ty, Công ty đã in ấn và ban hành đến từng tổ đội, ngƣời lao động cuốn cẩm nang văn hóa làm việc và ứng xử của đơn vị. Do vậy mọi CBCNV đều đƣợc tiếp cận với những nội dung cơ bản và các quy tắc trong việc thực thi VHDN, cụ thể nhƣ:

Văn hoá trong giao tiếp: Trang phục gọn gàng, đeo thể chức danh; tác phong khi giao tiếp phải văn minh lịch sự, luôn đảm bảo phù hợp với thứ bậc, văn hoá từng vùng miền; luôn cư xử tế nhị xuất phát theo nguyên tắc con Người là chủ thể của toàn xã hội, thái độ lễ phép, khiêm nhường, giản dị.

Văn hoá trong giới thiệu và tự giới thiệu: Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác, ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác từ cao đến thấp; giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao; khi giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu, thái độ lịch sự.

Văn hoá trong ứng xử với đồng nghiệp: Có đạo đức trong sáng, trung thực, lành mạnh; có tác phong nhiệt tình, vui vẻ, luôn khiêm tốn, tôn trọng đồng nghiệp, kính trên nhường dưới; có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; luôn vui vẻ hoà nhã với mọi người.

Văn hoá giao tiếp qua điện thoại: Đặt chuông điện thoại vừa phải để không ảnh hưởng đến người khác, không để điện thoại kêu quá lâu, khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi xưng danh lịch sự; không cắt ngang giữa chừng, không tranh cãi qua điện thoại, luôn lắng nghe và giữ thái độ bình tĩnh, hoà nhã; khi kết thức cuộc gọi chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng.

Văn hoá trong công việc: Mọi hành động việc làm luôn phải tuân theo quy định; luôn đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh, đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phó, đùn đẩy trách nhiệm; toàn tâm, toàn ý trong công việc thực hiện hết trách nhiệm được giao; không lạm dụng chức vụ quyền lực để thực hiện các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm các nội quy quy định.

Ứng xử với khách hàng: Mỗi CBCNV khi giao dịch với khách hàng phải thể hiện sự tôn trọng khách hàng, tinh thông nghiệp vụ, văn minh lịch sự; luôn có thái độ ân cần vui vẻ, nhiệt tình, trách nhiệm và tận tâm; không phát ngôn tuỳ tiện, thiếu văn minh, cửa quyền, không gây khó khăn cho khách hàng.

Việc tiếp cận với các nội dung cơ bản cũng nhƣ qui tắc trong cuốn cẩm nang này phần nào đã tạo sự chủ động và đồng nhất trong việc triển khai VHDN trong toàn Công ty. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện theo cuốn cẩm nang đó cũng còn nhiều vấn đề. Một số cán bộ nhân viên của Công ty chƣa thực sự hiểu biết đƣợc tầm quan trọng của VHDN nên còn coi thƣờng chƣa đọc và vì thế cuốn cẩm nang đối với họ cũng chỉ mang tính hình thức, trong khi một số ngƣời đọc nhƣng lại không thực hiện theo,….

Sự nhận thức và ý thức tuân thủ của ngƣời lao động về các đòi hỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện VHDN là điều hết sức quan trọng. Nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng duy trì hay không duy trì đƣợc VHDN.

Ngƣời xƣa đã có câu: “Chở thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân”. Bởi vậy, VHDN muốn xây dựng thành công cũng phải tìm kiếm sự đồng thuận trong tập thể ngƣời lao động. Sự thành công này phụ thuộc rất lớn vào khả năng tuyên truyền, vận động và giáo dục của doanh nghiệp về các giá trị VHDN nhằm nâng cao tình thần tự giác của ngƣời lao động, hƣớng họ đến một tinh thần thực hiện tự nguyện và sẵn sàng cống hiến. Để thực hiện đƣợc điều đó, đòi hỏi các giá trị VHDN phải có sự hài hòa với ý trị và nguyện vọng của tập thể ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.1.2. Thái độ và nhận thức của khách hàng và công chúng trong xã hội về doanh nghiệp

Trong quá trình SXKD, phục vụ khách hàng của mình, mặc dù là đơn vị duy nhất cung cấp điện trên địa bàn của tỉnh nhƣng Công ty Điện lực Bắc Kạn luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng điện, chất lƣợng điện năng, thời gian cung ứng … Do vậy, kể từ khi thành lập đến nay Công ty không bị khách hàng nào khiếu kiện lên các cơ quan chức năng về việc gây khó khăn, cản trở hoặc làm ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng điện của họ.

Công ty Điện lực Bắc Kạn với phƣơng châm luôn quan tâm phục vụ mọi đối tƣợng khách hàng, không chỉ các khách hàng quan trọng, khách hàng lớn mà bao gồm cả các khách hàng ở vừng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn vất vả sử dụng sản lƣợng rất thấp cũng đƣợc Công ty quan tâm cấp điện với chất lƣợng cao nhất có thể.

Vì vậy, trong những năm qua chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành điện nhƣ: cùng tham gia bảo vệ tài sản, thông báo kịp thời cho điện lực khi phát hiện các điểm sự cố hỏng hóc trên đƣờng dây cũng nhƣ các nguy cơ khác có ảnh hƣởng đến sự an toàn của lƣới điện, điều này giúp ích rất nhiều cho Công ty trong quá trình quản lý vận hành và duy trì sự ổn định của hệ thống trên toàn tỉnh.

Có thể nói, mọi biểu hiện trong kinh doanh của doanh nghiệp đều thể hiện và bộc lộ các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Những biểu hiện đó đều tác động lên sự nhận thức của khách hàng và công ty đón nhận lại từ phía họ với những thái độ hoặc biểu hiện phản ứng tích cực khác nhau.

Trong khi đó, khách hàng là ngƣời đánh giá cuối cùng về các giá trị văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sự đánh giá đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã xây dựng thành công hay chƣa thành công VHDN. Vì thế, cũng có thể coi VHDN là thƣớc đo số 1 (đối tƣợng trực tiếp mà doanh nghiệp hƣớng đến việc phục vụ, đối tƣợng chính mang lại lợi nhuận và sự thành công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho doanh nghiệp) về thành công trong xây dựng văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)